30/07/2021 09:38 GMT+7

Hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế: Thí điểm ngôn ngữ thứ hai

PHẠM HẢI MIÊN
PHẠM HẢI MIÊN

TTO - Để TP.HCM có thể nâng tầm quốc tế, ngôn ngữ là một trong những điều tiên quyết cần được đề xuất để học tập và thực hiện. Vậy ngôn ngữ thứ hai là gì?

Hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế: Thí điểm ngôn ngữ thứ hai - Ảnh 1.

Các bạn trẻ ở TP.HCM hiện tại rất chú trọng học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nên chọn ngôn ngữ nào để làm ngôn ngữ thứ hai? Đâu là những tiềm lực để TP.HCM tiến hành thí điểm ngôn ngữ này?

Xin thưa, ngôn ngữ thứ hai là một ngôn ngữ được học sau ngôn ngữ mẹ đẻ. Đó là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống, giáo dục, thương mại lẫn chính trị. 

TP.HCM thu hút nguồn nhân lực từ nước ngoài rất dồi dào, vì vậy tiếng Anh chính là chìa khóa quan trọng để kết nối và mở ra sự phát triển trong tương lai.

Tại sao nên chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai?

Tiếng Anh cực kỳ quan trọng. Điều đó không dừng lại qua những chỉ số thống kê về số người sử dụng tiếng Anh: 400 triệu người bản ngữ và hơn 1,1 tỉ người đã và đang dùng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. 

Thứ đến, trong những công việc mang tầm quốc tế hay có sự đầu tư liên kết với nước ngoài, tiếng Anh luôn là chất kết dính để xóa đi sự bất đồng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, kho tàng kiến thức của nhân loại hầu hết được viết hoặc được dịch sang tiếng Anh. Biết tiếng Anh giúp người dân tiếp cận với nguồn tri thức dễ dàng hơn.

TP.HCM có rất nhiều trung tâm ngoại ngữ được cấp phép hoạt động. Bên cạnh đó, nhiều trường học quốc tế hoặc có sự liên kết với quốc tế đã được xây dựng cũng như giảng dạy tại TP.HCM. Có thể nói, đây là một kết cấu khá vững chắc để có thể nâng tầm ngôn ngữ. 

Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng cho thấy nhiều người tại TP.HCM nhận ra được tầm quan trọng của tiếng Anh, nhiều trẻ em được học tiếng Anh song song với ngôn ngữ tiếng Việt ngay từ đầu. Thêm nữa, nhiều trường cao đẳng, đại học tại TP.HCM hiện nay đã yêu cầu sinh viên của họ phải đạt được một mức tiếng Anh nhất định (tùy theo trường và ngành học) để có thể tốt nghiệp. 

Điều này giúp cho nhiều bạn sinh viên nỗ lực, cố gắng để có thể hoàn thành mục tiêu kép: vừa tốt nghiệp ngành học của bản thân vừa có được một vốn ngoại ngữ nhất định.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực nước ngoài hay khách du lịch đến với TP.HCM cũng là một tiềm năng quan trọng. Nhờ sự giao lưu, trao đổi và học hỏi, việc tiếp cận với tiếng Anh có thể đạt hiệu quả hơn, giúp người Việt sử dụng tiếng Anh một cách tự tin và tự nhiên.

Những giải pháp trong việc thí điểm

Stephen Krashen - giáo sư danh dự của Trường đại học Nam California - cho hay: "Điều kiện tiên quyết để một ngoại ngữ thành ngôn ngữ thứ hai là người dân phải tiếp thu được ngoại ngữ đó rồi xây dựng cộng đồng đủ lớn những người sử dụng nó hằng ngày". Cá nhân tôi xin được đề nghị một vài giải pháp như sau:

- Thành lập nhóm hướng dẫn dạy và học tiếng Anh cơ bản cho người dân tại địa phương qua các kênh truyền thông. Các chương trình phát thanh cũng nên sử dụng tiếng Anh sau khi bản tin tiếng Việt được phát đi.

- Hỗ trợ kinh phí cho các trung tâm tiếng Anh để có thể giảm bớt chi phí cho học viên, đồng thời có những ưu đãi cụ thể cho các trẻ em đã và đang học tiếng Anh.

- Thực hiện các buổi tọa đàm, giao lưu văn hóa, ngôn ngữ dành cho người dân cũng như học sinh, sinh viên trên địa bàn TP.HCM. Tổ chức các cuộc thi hay ngày hội nói tiếng Anh trên địa bàn thành phố.

- Thành lập các địa điểm giao tiếp tiếng Anh để người Việt có thể trò chuyện với khách du lịch hay những người nước ngoài làm việc tại TP.HCM.

- Yêu cầu các cửa hàng, khách sạn, điểm du lịch, trường học, bệnh viện, cơ quan nhà nước hay các bảng quảng cáo, biển báo giao thông, nội quy tại các điểm công cộng, các sản phẩm ăn - uống, phiếu - vé... đều đặt song song tiếng Anh bên cạnh tiếng Việt.

- Bên cạnh văn bằng quốc tế, nên thành lập một ban kiểm định chất lượng ngôn ngữ hay một văn bằng riêng dành cho người Việt tại TP.HCM về trình độ tiếng Anh. Bám sát chương trình đào tạo cơ bản tại trường học theo các bậc học nhất định. Tập trung vào kỹ năng nghe - nói để có thể sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp cơ bản hằng ngày.

Việc tiếp cận với một ngôn ngữ mới không phải là điều dễ dàng nhưng cần sự cố gắng, nghiêm túc và cùng nhau thực hiện. Tôi tin rằng, khi người dân sống tại TP.HCM hiểu được tầm quan trọng của tiếng Anh để học tập và sử dụng, thành phố này sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai. Đồng thời, tạo một đòn bẩy cho các địa phương khác trên cả nước cùng xem xét và thực hiện.

Cùng hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế

Cuộc thi hiến kế "TP.HCM nâng tầm quốc tế" như một diễn đàn mở dành cho bạn đọc đóng góp ý tưởng và giải pháp nâng cao vị thế quốc tế của Sài Gòn - TP.HCM thông qua việc nhận diện thương hiệu quốc tế nào cho thành phố, biểu tượng nào mang tầm quốc tế?

Báo Tuổi Trẻ cùng Sở Ngoại vụ TP.HCM, với sự đồng hành của Vietnam Signature và Global Embassy, tổ chức. Thời gian nhận bài dự thi: từ 16-6 đến hết ngày 16-8-2021.

Bài dự thi gửi về email: [email protected] hoặc gửi về địa chỉ báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM; ngoài bì thư ghi tham gia cuộc thi hiến kế "TP.HCM nâng tầm quốc tế".

Tính đến hết ngày 29-7, hộp thư [email protected] đã nhận được hơn 275 ý tưởng hiến kế. Báo Tuổi Trẻ cảm ơn các bạn đọc đã gửi bài:

- 16-6: Đinh Thành Trung, Chung Thanh Huy, Tương Quan, Tanthoi Le.

- 17-6: Bình Nguyễn, Chương Nguyễn Hoàng, Tho Ton, Ha Mai, phat thinh nguyen, Đình Tuấn Đào, NB ngobinhparis1.

- 18-6: thai hoang, Tanthoi Le, Đình Tuấn Đào, Diễm Ngọc, Tương Quan, Quỳnh Iris Prelle, kien vutrungkien, Phong Châu Nguyễn, Anh Tú Lê.

- 19-6: tam tranvan, Trang Nguyễn Thị Thùy Trang, Minh Út Nguyễn, Nguyễn Hà Tiên, hung hai, Đình Tuấn Đào, Nguyễn Minh Tâm, Văn Lực Nguyễn.

- 20-6: Diễm Ngọc, Tương Quan, Hiển Bùi, Nguyễn Tuấn Anh, Pham Cao Cuong, Đô Lê Văn, Long Trieu.

- 21-6: Chung Thanh Huy, Aron Schuftan, Hiển Bùi, Văn Lực Nguyễn, Minh Tuan Nguyen.

- 22-6: Hong Nhung Bui, Bình Nguyễn, Ha Le, Chương Nguyễn Hoàng, Hoài Khiêm, Nhuận Nguyễn Văn, lê cải.

- 23-6: tam tranvan, Đinh Thành Trung, Minh Út Nguyễn, Minh Trang Kieu, Cuong Dang, Thu Vũ, Tanthoi le, Triết Nguyễn minh, Phan Anh.

- 24-6: Văn Lực Nguyễn, Thu Vũ, Tho Ton, Truongnam Thuan, TUAN NGUYENANH, Tran Quoc Lan, trãi trần.

- 25-6: Truongnam Thuan, Tho Le, Le Hieu Phong, Toàn Nguyễn, NB ngobinhparis1.

- 26-6: vietlam le, Minh Út Nguyễn, Nguyễn Hà Tiên, Lê Hữu Quí, Hữu Tín Lương, Bình Nguyễn, Chinh Ho, Ba Tran Dinh, Truongnam Thuan.

- 27-6: Thu Vũ, Xuân Tiến Trần, Truongnam Thuan, Tran Hop.

- 28-6: Truongnam Thuan, Serlock Đức Nguyễn.

- 29-6: Dung Nguyen, Huyền Nga, Hiến Lê, Tru Dang Quoc, Trần Quốc Lan Trần Hiếu Nguyễn, Trần Thị Ngọc, Tran Anh Tuan, Hữu Tín Lương, Ray Kuschert.

- 30-6: Dung Nguyen, Bình Nguyễn, Hoài Khiêm, Đinh Thành Trung, Binh Nguyen Thanh, đức bùi tấn, Nguyen Vo, Quang Hưng Lê.

- 1-7: Dũng Mai Đức, Truongnam Thuan, Ba TranDinh, phamvanbay28, Lê Nguyễn Ngọc Hải.

- 2-7: phamvanbay28, Ha Mai, Van Dong Nguyen, PHUONG TRAN, Truongnam Thuan, Quang Hưng Lê.

- 3-7: Sơn Nguyễn Trường, Phú Ngọc, Quang Hưng Lê, Quý Nguyễn Ngọc.

- 4-7: Minh Trang Kieu, Nguyễn Quốc Vỹ, Van Dong Nguyen, Nhuận Nguyễn Văn, lê cải, George Nguyễn.

- 5-7: Danny Duy, Truongnam Thuan, Nguyen Khanh Dao, Le Diamond, Phan Felis, Tru Dang Quoc, Quý Nguyễn Ngọc, Chung Thanh Huy.

- 6-7: Ba Dinh Tran, Long Trieu, Huynh Hong Phuong, Nguyễn Hà Tiên.

- 7-7: Luuvn, Đinh Thành Trung, Nhuận Nguyễn Văn, Tuong Tran, Ba Tran Dinh, Bình Nguyễn, thanh thuy, Đức Duy TừTừ, tran hop.

- 8-7: Tuan Pham, Công Nguyễn, Huy Lê.

- 9-7: Phithanh Nguyễn, Nguyen Thi Hoang Ha, Đảm Vũ, lê cải.

- 10-7: Tôi yêu Việt Nam, Đâu Tu Ban, hung phan.

- 11-7: Quỳnh Iris de Prelle, Văn Nhị Nguyễn.

- 12-7: Tru Dang Quoc, Vo Thuong.

- 13-7: nguyen sinh, Khuong Khuong Tran, Phan Felis, Truongnam Thuan, Quang Vinh

- 14-7: Đinh Thành Trung, thuy nghiem, Mai Trang, Minh Ha, nghia chau.

- 15-7: Thanh Hiền Tô, Bích Ngọc, minh binh.

- 16-7: Châu phạm, Tru Dang Quoc.

- 17-7: Chinh Pham-Trong, Hung van tien.

- 18-7: Đinh Thành Trung

- 19-7: Hiển Bùi, Hung van tien, Truongnam Thuan, Đình Tiến Đào, Tuyet Hoang.

- 20-7: Hau Tran

- 21-7: Tuyet Mai

- 22-7: nguyen sinh, Thành Bùi Mạnh, Trinh TranTran, Ho Truong Luong, Truongnam Thuan

- 23-7: Văn Đông Nguyễn, Thanh Pon, Mai Bổng, Kim Hoang, von Bismarck Erow, Trang Le, Q_Q Hoang

- 24-7: Đinh Thành Trung, Việt Quốc

- 25-7: minh binh

- 26-7: Ho Thieu Hung

- 28-7: Tru Dang Quoc

- 29-7: Đình Tuấn ĐàoĐào

-30-7: Đô Lê Văn.

6 bạn đọc gửi bài qua bưu điện: Phương Danh, Lê Văn Đô, Trần Đình Bá, Ông Mai Thanh Hà, Kiều Minh Trang, Trần Văn Chính và Phan Khương.

BAN TỔ CHỨC

Hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế: Thí điểm ngôn ngữ thứ hai - Ảnh 3.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Hiến kế Hiến kế 'TP.HCM nâng tầm quốc tế': Cấp thiết chính quyền số

TTO - TP.HCM cần tập trung xây dựng và phát triển nền tảng của chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số; phát triển thương mại điện tử tạo tiền đề cho hình thành kinh tế số trong tương lai.

PHẠM HẢI MIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên