29/07/2020 10:32 GMT+7

Hiếm gặp: 'Bắt' được khoảnh khắc tia sáng phản xạ qua gương

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Tia sáng truyền thẳng đến chiếc gương rồi đổi hướng. Khoảnh khắc diễn ra trong tích tắc này vừa được các nhà khoa học ghi lại bằng một hệ thống đặc biệt.

Khoảnh khắc tia sáng phản xạ gương - Video: Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ

Đường đi của tia sáng thường không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên với tia laser, một số hạt photon có thể được ghi dấu trong không khí, qua đó thấy được đường đi của chúng.

Theo thuyết lượng tử của Einstein, ánh sáng được tạo thành bởi các hạt photon.

Mới đây, các nhà khoa học từ Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ thiết kế bộ công cụ đặc biệt tạo đường đi cho tia sáng laser bằng các gương phản xạ.

Nhóm sáng chế riêng chiếc máy quay có khả năng ghi cực nhanh để bắt lại khoảnh khắc hiếm gặp, bởi đa số thiết bị ghi hình hiện nay "bó tay" với nhiệm vụ này.

Theo tiến sĩ Edoardo Charbon từ Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ, máy quay có tốc độ cửa trập lên đến 1 phần triệu tỉ giây. Sau khi hiệu chỉnh tốc độ trên máy tính, nhóm cho công bố đường đi của tia sáng được ghi lại một cách hoàn hảo.

Hiếm gặp: Bắt được khoảnh khắc tia sáng phản xạ qua gương - Ảnh 2.

Tia sáng phản xạ qua gương - Ảnh: Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ

Tiến sĩ Marty Baylor - từ Trường Carleton College, bang Minnesota (Mỹ) - cho rằng công trình này có ý nghĩa rất lớn trong khoa học, đặc biệt là vật lý và hóa học.

"Bạn có thể nhìn thấy tia sáng tương tác với các phân tử trong thời gian thực tế", tiến sĩ Baylor cho biết từ đây có thể gợi mở về khả năng quan sát các phản ứng hóa học ở mức độ vi mô.

Ngoài ra, công nghệ mới này có thể được dùng để khảo sát các vật cản. Với đường đi của các tia sáng phản xạ được ghi lại, máy tính dựa vào đó có thể dùng các thuật toán để mô phỏng hình dáng của các chướng ngại một cách dễ dàng.

Từ tia sáng tự nhiên đến tia laser Từ tia sáng tự nhiên đến tia laser

TTCT - Khi Nobel vật lý 2018 xướng tên ba nhà khoa học trong lĩnh vực quang vật lý cho những công trình về tia laser, sự tò mò đã dẫn tôi đến những điều thú vị không chỉ từ công trình đoạt giải, mà còn là sự kế thừa tinh hoa của khoa học.

HOÀNG THI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên