Một người hưu trí đang chờ nhận lương hưu tại chi nhánh ngân hàng quốc gia tại Athens ngày 14-7 Ảnh: Reuters |
Cuộc đình công nhằm gây áp lực trước khi Quốc hội Hi Lạp bỏ phiếu thông qua những đề xuất đó vào thứ tư (15-7).
Đến lúc này, nhiều người dân Hi Lạp phản ứng rằng những yêu cầu của chủ nợ không công bằng. Thậm chí có người còn chỉ trích gay gắt khi so sánh cách nước Đức ứng xử với Hi Lạp hiện tại chẳng khác gì cách họ tấn công Hi Lạp trong Thế chiến thứ hai. Chỉ khác là lần này họ không tấn công bằng xe tăng (tanks) mà bằng các ngân hàng (banks).
Theo Daily Mail, các thỏa thuận đạt được giữa chính phủ ông Tsipras và các chủ nợ có thể sẽ vẫn được Quốc hội Hi Lạp thông qua vào hôm nay (15-7), song sẽ rất khó khăn.
Nhiều nghị sĩ phản đối vì chúng đi ngược lại ý chí của người dân Hi Lạp đã thể hiện trong đợt bỏ phiếu trước đó 10 ngày. Đài BBC cho biết Bộ trưởng quốc phòng Hi Lạp Panos Kammenos tuyên bố ông sẽ không ủng hộ thỏa thuận mới.
Tuy nhiên nếu Quốc hội Hi Lạp không thông qua thỏa thuận vừa đạt được, Hi Lạp sẽ không được vay và có thể bị loại khỏi khối đồng tiền chung euro (eurozone) và có thể là cả Liên minh châu Âu (EU).
Tới lúc này, vị trí của Hi Lạp trong eurozone xem như đã tạm an toàn. Dự kiến các ngân hàng sẽ mở cửa lại, có thể trong tuần này, sau khi đã đóng cửa gần hai tuần.
Tuy nhiên còn rất lâu nữa kinh tế Hi Lạp mới có khả năng phục hồi. Cũng có những dư luận lo ngại về khả năng châu Âu chỉ đang trì hoãn việc ra đi của Hi Lạp khỏi liên minh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận