TTCT - Cách đây đúng 50 năm, vào ngày 13-9-1970, nhà kinh tế học nổi tiếng Milton Friedman tung ra bài viết với tựa đề như một tuyên ngôn cho giới kinh doanh: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận”. Bài viết này đã đặt nền tảng cho những ý tưởng về một nền kinh tế thị trường tự do mà sau đó đã ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều thế hệ doanh nhân, nhà quản lý và các chính khách. Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher được cho là đã xây dựng những chính sách kinh tế vĩ mô dựa trên ý tưởng này. Tuy nhiên lối suy nghĩ này cũng gây ra những hệ lụy khốc liệt cho xã hội và đến nay người ta lại loay hoay tìm một nhãn quan khác.Một tuyên ngôn của kinh tế thị trườngNăm 1970, tư tưởng “lợi nhuận là mục đích tối hậu” của Milton Friedman đã gây sốc cho nhiều người: nó trắng trợn quá, nó tham lam quá. Tham lam là tốt. Khát vọng chung của các cổ đông chỉ là ngày càng giàu lên, và thế là tốt - Quan điểm của Milton Friedman gây sốc cho nhiều người. (Ảnh: PBS)Friedman mở đầu bài viết bằng cách cho rằng nhiều doanh nhân cứ suy nghĩ doanh nghiệp không chỉ chăm chăm vào lợi nhuận mà còn phải lo nhiều mục tiêu xã hội khác như cung cấp việc làm, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tránh gây ô nhiễm và bất kỳ mục tiêu nào khác đang là thời thượng tùy lúc tùy nơi. Ông cho rằng đó là suy nghĩ sai lầm của “những con rối cho giới trí thức” có hại cho nền tảng của một xã hội tự do. Doanh nghiệp sinh ra chỉ có một mục tiêu: theo đuổi lợi nhuận trong lúc tuân thủ ở mức tối thiểu các luật lệ của xã hội.Những quan điểm khác của Friedman cũng gây sốc không kém: ông cho rằng công đoàn là xấu, doanh nghiệp nên để hoạt động tự do, không điều tiết, ngân hàng trung ương nên được bỏ dần…Thế nhưng thập niên sau đó, tư tưởng của Friedman dần dần được lắng nghe; chủ yếu quanh hai quan điểm: chuyện doanh nghiệp phải theo đuổi lợi nhuận và chuyện chính phủ càng ít can thiệp vào thị trường chừng nào tốt chừng đó. Năm 1976 ông được trao giải Nobel kinh tế.Những chính trị gia nghe theo Friedman cứ nghĩ doanh nghiệp có lợi nhuận mới phát triển để tạo thêm công ăn việc làm, trả lương cao cho công nhân, đóng thuế cho nhà nước. Từ đó những chính sách theo trường phái Friedman chủ trương giảm các quy định, mọi chuyện cứ để quy luật thị trường chi phối. Sự thịnh vượng của doanh nghiệp sẽ “chảy xuống” lan đến mọi người dân trong xã hội.Và từ tiêu chí lợi nhuận, người ta mở rộng ra thành khẩu hiệu “tất cả vì mục tiêu tăng giá trị cho cổ đông” - một khẩu hiệu trở thành định hướng dẫn dắt nhiều thế hệ doanh nhân.Nhân vật minh họa rõ nhất cho thế hệ này là Jack Welch, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Hãng GE từ năm 1981 đến năm 2001. Trong suốt hai thập kỷ dẫn dắt GE, Welch luôn đáp ứng đúng kỳ vọng của Wall Street trong từng quý, từng quý để đưa một công ty trị giá 14 tỉ đôla lên thành 400 tỉ đôla. Thế nhưng sau khi rời GE, Welch lại chối bỏ nguyên tắc tất cả vì lợi ích cổ đông. Trong lần trả lời phỏng vấn báo Financial Times năm 2009, ông nói đó là “ý tưởng khờ khạo nhất thế giới”, rằng doanh nghiệp còn phải vì công nhân và khách hàng và phải nhắm tới tăng trưởng dài hạn chứ không phải kết quả từng quý để làm hài lòng Wall Street.Cái giá phải trả quá đắtĐúng như bài bản của Milton Friedman đưa ra, trong 50 năm qua, lúc đậm lúc nhạt, doanh nghiệp lúc nào cũng tìm mọi cách để vô hiệu hóa tổ chức công đoàn, hóa giải các đòi hỏi quyền lợi của công nhân, giảm nhẹ các biện pháp đòi hỏi phải tuân thủ nhằm bảo vệ môi trường hay bảo vệ người tiêu dùng, luôn tìm cách chống lại các quy định ngăn ngừa độc quyền… Thước đo thành bại của doanh nghiệp bỗng neo ở giá cổ phiếu, mọi chuyện đều có thể miễn sao nâng giá trị cổ phiếu cho cổ đông.Có thể nói mọi khiếm khuyết của mô hình kinh tế thị trường tự do hiện nay đều có thể quy về quan điểm lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, kể cả việc di dời nhà máy sang nước nghèo hơn để giảm giá nhân công, ít tốn kém xử lý môi trường, bất kể biến đổi khí hậu, bất kể những tác động xấu lên xã hội như các hãng sản xuất thuốc lá trước đây hay các công ty công nghệ đang điều hành mạng xã hội hiện nay.Để thúc đẩy quan điểm “tất cả vì lợi nhuận”, doanh nghiệp đã trọng thưởng những nhà điều hành đem lại giá trị cho tài sản của cổ đông bằng những mức lương thưởng khổng lồ, hứa hẹn quyền mua cổ phiếu và những quyền lợi khác. Thế là một vòng tròn khép kín lặp lại, doanh nghiệp có thể sa thải bớt công nhân, nhân viên để làm tăng giá cổ phiếu chứ không hề có chuyện hi sinh lợi nhuận để duy trì đội ngũ.Ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, quan điểm hạn hẹp tất cả vì lợi ích của cổ đông đã làm xã hội phải trả một cái giá rất đắt. Doanh nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên đến cạn kiệt làm hủy hoại môi trường, hệ sinh thái, góp phần làm Trái đất nóng dần lên dẫn tới những thảm họa thiên nhiên ngày càng nhiều. Rõ nhất là chuyện khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu: nếu làm thẳng tay thì doanh nghiệp sẽ tốn kém thêm nhiều chi phí nên họ vận động các nhà chính trị nới lỏng quy định nhằm hưởng lợi trước mắt, bất kể tác động lâu dài lên các thế hệ sau.Trong khi đó thu nhập của công nhân giậm chân tại chỗ, chênh lệch giàu nghèo ngày càng thêm khủng khiếp, rõ ràng doanh nghiệp chia sẻ phần hưởng được từ xã hội cho giới điều hành nhiều nhất nên thực chất các tỉ phú ra đời từ tiền bạc của hàng triệu triệu người khác gom góp lại. Trên tấm biển: "Hãy tăng lương tối thiểu". Vị CEO đứng trên đống tiền lương cao như núi: "Đừng lố bịch thế, chúng ta không trả nổi đâu". Ảnh: Toronto StarHiện nay ở Mỹ mức chênh lệch giữa thu nhập 100 CEO được trả lương cao nhất với mức lương bình quân của nhân viên là 254 lần (tức là, nếu lương bình quân của nhân viên trong tập đoàn là 20 triệu đồng/tháng thì lương CEO có thể lên đến 5 tỉ đồng/tháng!)Năm 2019, hàng loạt CEO của các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới cũng nhận ra điều này nên gần 200 CEO của các tập đoàn như Apple, Pepsi, Walmart, JPMorgan Chase, Goldman Sachs, kể cả Amazon đã ngồi lại với nhau, tìm cách xác định lại mục tiêu của chính họ: không còn là toàn tâm toàn ý vì lợi ích cổ đông nữa, doanh nghiệp muốn tồn tại trong bối cảnh hiện nay phải đầu tư vào nhân lực của mình, bảo vệ môi trường và ứng xử sòng phẳng có đạo lý với các nhà cung ứng bên dưới.Bản tuyên bố của Tổ chức Bàn tròn doanh nghiệp quy tụ 181 chữ ký của các CEO hàng đầu cam kết sẽ dẫn dắt doanh nghiệp của họ theo hướng tạo lợi ích cho mọi bên liên quan: khách hàng, nhân viên, nhà cung ứng, cộng đồng và cổ đông.Đi tìm mô hình mớiThay cho mô hình “tất cả vì lợi ích của cổ đông”, nhiều nhà kinh tế đề nghị mô hình khác như nhà kinh tế được giải Nobel năm 2001, Joseph Stiglitz đưa ra khái niệm nền kinh tế thị trường vì tất cả các bên (stakeholder capitalism). Marc Benioff, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Salesforce, tuyên bố: “Chủ nghĩa tư bản, như chúng ta từng biết, đã chết. Chúng ta sẽ chứng kiến một chủ nghĩa tư bản mới - không phải thứ của Milton Friedman, chỉ biết làm ra tiền. Chủ nghĩa tư bản mới mà doanh nghiệp theo đuổi phải phục vụ không chỉ cổ đông mà còn các bên khác - nhân viên, khách hàng, trường học, người vô gia cư và hành tinh này”.Howard Schultz, chủ tịch danh dự của Hãng Starbucks, nói với tờ The New York Times rằng ông từng phản đối quan điểm của Friedman khi một cổ đông lớn của Starbucks yêu cầu ông cắt giảm chi phí chăm sóc y tế cho nhân viên trong giai đoạn sau khủng hoảng, nếu ông nghĩ tiền đầu tư của ông có thể sinh lợi tốt hơn ở nơi khác xin mời ông cứ bán cổ phần Starbucks đi. Schultz cũng dùng câu trả lời này khi một cổ đông khác than phiền việc Starbucks ủng hộ phong trào đồng tính làm giảm lợi nhuận!Hiện nay luật lệ ở nhiều tiểu bang của Mỹ đã cho phép hình thành các doanh nghiệp PBC (public benefit corporation - doanh nghiệp vì lợi ích chung). Mô hình doanh nghiệp kiểu này được giới trẻ khởi nghiệp chọn lựa với cam kết làm ra tiền bằng con đường có trách nhiệm với tất cả mọi người liên quan. Nhưng theo một bài ý kiến trên tờ Fortune, để mô hình này thành công, cần buộc mọi doanh nghiệp có doanh thu trên 1 tỉ đôla tự động biến thành PBC hết thảy; ai không muốn phải tuyên bố miễn trừ chứ không phải ngược lại như hiện nay là doanh nghiệp đăng ký đi theo mô hình PBC.Nhưng nói là nói vậy chứ lòng tham của thế giới kinh doanh là khó thay đổi. Hiện nay đã xuất hiện tình trạng độc quyền công nghệ, tức các hãng công nghệ lớn chia nhau miếng bánh độc quyền, không ai chen chân lọt. Một nghiên cứu của Đại học Stanford cho rằng đến 82% giá trị của thị trường chứng khoán hiện do độc quyền công nghệ đem lại; ví dụ Google và Facebook coi như song chiếm thị trường quảng cáo trực tuyến, đè bẹp hết mọi báo chí, làm suy yếu một cơ chế thông tin lâu đời.Hiện nay những doanh nghiệp lớn nhất thế giới không còn phải “tâm niệm” theo đuổi quan điểm của Milton Friedman nữa; lợi nhuận tự tìm đến với họ sau khi tạo được thế độc quyền, họ có muốn lo cho các bên khác ngoài cổ đông cũng không được vì công nghệ thông tin đã làm cho mối quan hệ giữa công việc và tiền lương không còn như trước, thậm chí máy dần dần làm hết việc cho người. Quan trọng hơn, khách hàng của các công ty công nghệ và thông tin họ sản sinh ra lại chính là sản phẩm họ chào bán, công ty công nghệ ngày đêm khai thác để làm ra tiền. Điều này thật mỉa mai khi khẩu hiệu của Google từng là “Đừng làm điều xấu” (Don’t be evil) và của Facebook là “Mang thế giới lại gần với nhau” (Bring the world closer together).Một mô hình mới vì thế xem ra vẫn còn là điều xa vời. ■"Mọi khiếm khuyết của mô hình kinh tế thị trường tự do hiện nay đều có thể quy về quan điểm lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng. Tags: Di sản tư tưởngLòng thamThị trường tự doKinh tế thị trườngMilton FriedmanMô hình kinh tếCEOLương công nhânBất công xã hộiBàn tay vô hình
'Giàu' như Thế giới Di động, hơn 24.600 tỉ để ngân hàng, cả nghìn tỉ bỏ vào trái phiếu BÌNH KHÁNH 26/01/2025 Lượng tiền gửi ngân hàng và đầu tư trái phiếu của Thế giới Di động tăng rất mạnh trong năm 2024. Tuy nhiên, doanh nghiệp của ông Nguyễn Đức Tài cũng ghi nhận khoản nợ vay ngắn hạn lên tới 27.300 tỉ đồng tại thời điểm cuối 2024.
Cuộc 'lột xác' ngoạn mục bờ Thủ Thiêm sông Sài Gòn chỉ sau một năm LÊ PHAN 26/01/2025 Chỉ hơn một năm trước, đôi bờ sông Sài Gòn qua trung tâm TP.HCM vẫn còn bên hiện đại, bên bờ lau lách mà giờ đây hoa đã nở, đèn rực sáng, nhạc đã hòa ca đón xuân về.
Elon Musk sẽ phá vỡ quy tắc vàng khi mua Liverpool thay vì Manchester United QUỐC THẮNG 26/01/2025 Tỷ phú công nghệ Elon Musk sẽ phá vỡ nguyên tắc vàng nếu ông quyết định mua CLB Liverpool thay vì Manchester United.
Khác với truyền thống, ông Trump chọn quốc gia nào cho chuyến công du đầu tiên? HÀ ĐÀO 26/01/2025 Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã hé lộ những quốc gia mà ông có thể sẽ ghé thăm trong chuyến công du đầu tiên ở nhiệm kỳ thứ hai của mình.