16/04/2021 14:35 GMT+7

Heo Peppa, Búp bê Barbie, Pony bé nhỏ, Thám tử lừng danh Conan... gây hại cho trẻ em?

KỲ THƯ
KỲ THƯ

TTO - Trung Quốc cảnh báo các nhân vật hoạt hình như heo Peppa, búp bê Barbie và 19 bộ phim hoạt hình khá phổ biến khác gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của trẻ em vì có cảnh bạo lực hoặc nội dung tiêu cực.

Heo Peppa, Búp bê Barbie, Pony bé nhỏ, Thám tử lừng danh Conan... gây hại cho trẻ em? - Ảnh 1.

Phim hoạt hình gia đình heo Peppa bị dán nhãn gây hại cho trẻ em vì một số cảnh bạo lực - Ảnh chụp màn hình

Theo báo South China Morning Post ngày 12-4, trong danh sách cảnh báo do Hội đồng người tiêu dùng tỉnh Giang Tô công bố có những bộ phim rất quen thuộc với trẻ em Việt Nam như Heo Peppa, Búp bê Barbie, Pony bé nhỏ, Thám tử lừng danh Conan

Danh sách được đưa ra sau khi hội đồng này tiến hành kiểm duyệt và phỏng vấn ý kiến của các phụ huynh.

Báo cáo ghi nhận có tất cả 123 cảnh phim chứa nội dung tiêu cực, bạo lực, và nguy hiểm với sự phát triển của trẻ.

Điển hình là phim Chú gấu Boonie, các phụ huynh đã phản ánh gay gắt ngay từ khi bộ phim này phát sóng.

Họ cho biết nhân vật chú gấu trong phim thường xuyên sử dụng cưa điện, rồi con em họ cũng bắt chước theo, dùng cưa gây thương tích cho những người xung quanh.

Thậm chí từng xảy ra vụ việc bé gái 10 tuổi ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc dùng cưa điện hại chết em gái 5 tuổi gây chấn động dư luận vào năm 2016. Cô bé này cho biết em chỉ muốn bắt chước theo phim Chú gấu Boonie.

Năm 2018, truyền thông Trung Quốc cũng phản ánh trường hợp bé gái 8 tuổi ở Tứ Xuyên làm theo hành động leo núi của gấu Boonie trên lan can tầng 6. Cô bé đã ngã xuống và tử vong ngay sau đó.

Những cảnh phim nguy hiểm khác được ghi nhận trong phim Heo Peppa như cảnh nhân vật heo cha đã mở cửa và nhảy khỏi máy bay.

Phim Pony bé nhỏ hay Búp bê Barbie cũng không qua được vòng kiểm duyệt với những cảnh phim nhân vật nhúng mình trong dung nham, treo người trên trực thăng và rớt từ trên cao xuống.

Khảo sát 1.026 phụ huynh có con em đang theo học tại các trường mầm non và tiểu học cho thấy 70% trong số họ cho biết con họ thường bắt chước các hành vi bạo lực, nguy hiểm sau khi xem phim.

80% phụ huynh đề nghị cơ quan chức năng nghiêm túc kiểm duyệt lại các phim hoạt hình nêu trên.

"Thị trường phim hoạt hình cần được nghiêm túc định hướng lại. Hiện nay họ chỉ đang chăm chăm vào lợi nhuận, hầu như không để ý đến việc bảo vệ trẻ em", tờ Yangtze Evening News dẫn quan điểm của giáo sư Li Chuan thuộc Đại học Đông Nam ở Nam Kinh.

Tranh cãi về bản đồ đánh dấu những nơi có tiếng ồn trẻ em tại Nhật Bản Tranh cãi về bản đồ đánh dấu những nơi có tiếng ồn trẻ em tại Nhật Bản

Một trang web ở Nhật Bản đã lập bản đồ đánh dấu các khu phố ồn ào giúp cộng đồng và người mua nhà tránh xa những khu vực phiền toái.

KỲ THƯ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên