TTCT - Nữ nhà báo người Ấn Độ Bindu D Menon có bài viết cho Tuổi Trẻ Cuối Tuần giải thích tại sao bạo lực nhắm vào phụ nữ gia tăng sẽ tác động lên tỉ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động và nới rộng bất công về giới. Phụ nữ Ấn Độ xuống đường đòi công lý. Ảnh: AFP/Getty Tư duy gia trưởng, coi phụ nữ như đồ vật trên truyền thông đại chúng, tình trạng thiếu an toàn ở không gian công cộng và tâm lý kỳ thị hoạt động đưa tin về bạo lực tình dục ở Ấn Độ đều đã góp phần thúc đẩy bạo lực xảy ra trên thực tế.Tội phạm nhắm vào phụ nữ tăngBất chấp nhiều tiến bộ về công nghệ và giáo dục, tội phạm nhắm vào phụ nữ vẫn tăng lên một cách đáng lo ngại.Sáng sớm 9-8, bang miền tây Ấn Độ Kolkata đón nhận tin tức một nữ bác sĩ trẻ bị hãm hiếp rồi sát hại dã man ngay ở nơi làm việc. Thi thể của vị bác sĩ 31 tuổi được tìm thấy trong tình trạng bị bạo hành khủng khiếp trong phòng họp của bệnh viện nơi nạn nhân làm việc. Theo thông tin từ cảnh sát, vị bác sĩ đang nghỉ ở phòng họp sau ca làm việc 36 tiếng.Sự kiện kinh hoàng khiến công chúng phẫn nộ, làm dấy lên nhiều cuộc biểu tình kéo dài suốt tháng 8 trên cả nước Ấn Độ. Dư luận cũng từng bày tỏ cơn thịnh nộ như vậy vào năm 2012 sau vụ một cô gái 23 tuổi bị hãm hiếp tập thể trên xe buýt.Theo báo cáo Chỉ số phụ nữ, an toàn và an ninh 2023, Ấn Độ xếp 128/177 nước.Nhiều nhóm quyền dân sự và phụ nữ làm nghề y đã đặc biệt tức giận và lo lắng cho an toàn của họ ở nơi làm việc. Khoảng 400.000 người hành nghề y đã lãnh đạo các cuộc biểu tình trên cả nước đòi hỏi an toàn và an ninh ở chỗ làm.Hiệp hội Y khoa Ấn Độ, cơ quan tối cao đại diện cho các thầy thuốc, đòi hỏi an ninh ở bệnh viện phải giống như ở sân bay, để bảo vệ người lao động. Chuyện bác sĩ phải làm việc ca dài, và ngủ nghỉ ở những chỗ tạm bợ trong bệnh viện vì thiếu không gian nghỉ ngơi phù hợp là hết sức phổ biến ở bệnh viện công lập.Tòa Tối cao Ấn Độ đã thành lập lực lượng đặc nhiệm quốc gia gồm các bác sĩ nhằm nghe khuyến nghị của họ về an toàn ở nơi làm việc sau vụ cưỡng hiếp và giết người chấn động nói trên.Trước đó vào năm 2012, Tòa Tối cao đã phán quyết theo hướng đòi hỏi luật pháp nghiêm minh hơn với tội phạm bạo lực tình dục, bao gồm cả án tử hình. Bất chấp, bạo lực với phụ nữ vẫn đang có xu hướng tăng lên.Theo dữ liệu từ Cục Thống kê tội phạm quốc gia, tổng cộng hơn 4,45 triệu trường hợp tội phạm nhắm vào phụ nữ được báo cáo vào năm 2022, tương đương với 51 vụ mỗi giờ. Năm 2021, con số này là 4,28 triệu. (Đây là những dữ liệu gần đây nhất).Tác động xã hộiĐây không chỉ là vấn đề pháp lý. Một số chuyên gia chỉ ra lo ngại về an toàn khiến nhiều phụ nữ ngại ngần tham gia lực lượng lao động, điều càng giới hạn khả năng độc lập tài chính của họ, qua đó đào sâu thêm bất bình đẳng giới.Dữ liệu từ báo cáo Thăm dò lực lượng lao động 2022-2023 cho thấy tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ Ấn Độ hiện là 37%, tăng 4,2 điểm phần trăm so với cuộc thăm dò lần trước 2021-2022, chủ yếu do phụ nữ trẻ hơn nay tham gia lực lượng lao động. Nhưng tỉ lệ này vẫn còn rất thấp so với một số nước châu Á tương đồng, như Việt Nam hay Trung Quốc, lần lượt là 68,5% và 60,5%, theo World Bank.Nhiều hội nghề nghiệp đã rất nỗ lực tìm cách bảo đảm điều kiện làm việc an toàn cho phụ nữ nhằm khuyến khích họ tham gia lực lượng lao động. Tuy nhiên, tư duy gia trưởng ăn sâu trong xã hội cho rằng phụ nữ thấp kém hơn nam giới đã khiến những nỗ lực này rất khó triển khai hiệu quả.Nhận thức thấp về khái niệm đồng thuận, và thái độ đối xử với phụ nữ thiếu tôn trọng đã dẫn tới nhiều vụ hiếp dâm kinh hoàng. Hơn nữa, tâm lý đổ lỗi cho nạn nhân, rào cản tài chính, thiếu biện pháp bảo vệ nạn nhân hữu hiệu, và tiến trình pháp lý chậm chạp khiến nhiều chuyên gia tin rằng số vụ trình báo thấp hơn nhiều so với số vụ thực sự diễn ra.Ấn Độ còn nhiều việc phải làm để ngăn chặn những tội ác như vậy. Luật pháp chặt chẽ hơn là cần thiết, nhưng thay đổi tư duy gia trưởng, để phụ nữ có quyền nói không, và khi họ nói không có nghĩa là không, thì tình hình mới hy vọng thay đổi được.■ Tags: Nữ nhà báoPhụ nữ Ấn ĐộBạo lựcẤn ĐộHiếp dâm
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Thiếu phôi bằng lái, xe 'trùm mền' HÀ MI 22/11/2024 Tình trạng thiếu phôi bằng lái đang lan ra nhiều tỉnh thành cả nước. Hệ lụy của thực trạng này là hàng chục ngàn người dân bị "treo bằng" dù thi đậu, có địa phương phải loay hoay đi mượn phôi hoặc bất đắc dĩ tạm dừng kỳ sát hạch.
Đề xuất nền tảng bán hàng xuyên biên giới không hiện diện ở Việt Nam cũng bị đánh thuế NGỌC AN 22/11/2024 Với các nền tảng thương mại điện tử, nền tảng công nghệ số của doanh nghiệp nước ngoài tiến hành cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam sẽ phải chịu thuế dù không có hiện diện.
Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM sẽ thành sàn diễn thời trang HOÀI PHƯƠNG 22/11/2024 Hạnh phúc - Happy Forever là chủ đề show diễn thời trang thứ hai trong năm 2024 của nhà thiết kế Vũ Ngọc Tú và Đinh Trường Tùng, sẽ tổ chức ở Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM.
Tin tức thế giới 22-11: Nga sẽ bắn thêm tên lửa Oreshnik; Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân BÌNH AN 22/11/2024 Nga đã dùng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung để đánh Ukraine; Ông Matt Gaetz rút khỏi đề cử bộ trưởng tư pháp Mỹ;