27/11/2020 09:47 GMT+7

Hé mở nhiều tư liệu thú vị về Truyện Kiều

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Hội thảo khoa học Nguyễn Du - Truyện Kiều qua văn bản và các liên văn bản văn chương, nghệ thuật - do Viện Văn học tổ chức ngày 26-11 tại Hà Nội nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất đại thi hào Nguyễn Du.

Hé mở nhiều tư liệu thú vị về Truyện Kiều - Ảnh 1.

Trang bìa lót của bản Kiều đang lưu trữ ở Anh quốc

Hội thảo khoa học Nguyễn Du - Truyện Kiều qua văn bản và các liên văn bản văn chương, nghệ thuật - do Viện Văn học tổ chức ngày 26-11 tại Hà Nội nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất đại thi hào Nguyễn Du - quy tụ nhiều nhà nghiên cứu hàng đầu trong và ngoài nước và hé mở nhiều tư liệu mới thú vị.

Đó là câu chuyện cảm động của vợ chồng dịch giả, nhà thơ Irene và Franz Faber (Đức), những người đầu tiên đã dịch Truyện Kiều sang tiếng Đức từ cuốn Truyện Kiều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng cho ông Franz Faber một ngày trước khi ông rời Việt Nam vào tháng 2-1955.

Bằng một tình yêu vô bờ với nước Việt và Truyện Kiều, vợ chồng ông đã học cả một ngôn ngữ chỉ để dịch một tác phẩm Truyện Kiều, kéo dài trong 8 năm, suốt từ năm 1956 đến 1964. 

Theo TS Trương Hồng Quang, bản Truyện Kiều tiếng Đức này chính là cơ sở văn bản quan trọng nhất làm hậu thuẫn cho quyết định về việc tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Du của Hội đồng Hòa bình thế giới đưa ra trong phiên họp vào tháng 12-1964 ở Berlin (Cộng hòa dân chủ Đức).

Hé mở nhiều tư liệu thú vị về Truyện Kiều - Ảnh 2.

Một trang trong bản Kiều Nôm chép tay đang lưu ở Anh quốc - Ảnh: VHT chụp lại

Bên cạnh đó là câu chuyện về cuốn truyện Kiều đẹp nhất lưu lạc ở Anh: Kim Vân Kiều tân truyện năm 1894, do

PGS.TS Trần Thị Băng Thanh thuyết trình tại hội thảo. Đây là bản độc đáo trong hệ bản Nôm Đoạn trường tân thanh.

Về bản Kiều này, PGS.TS Đoàn Lê Giang đặc biệt nhấn mạnh vào giá trị mỹ thuật và "tính hoàng gia" bởi theo ông Giang, đây là cuốn sách được vẽ bởi các họa sĩ hoàng cung để cho vua dùng. Các bức tranh trong sách thực sự là những tác phẩm hội họa đẹp. Đáng tiếc cuốn truyện Kiều này hiện chỉ có bản scan ở Việt Nam. Bản sách gốc hiện đang được lưu giữ ở thư viện Anh quốc.

"Truyện Kiều còn là tác phẩm văn chương Việt Nam được dịch sang nhiều ngôn ngữ nhất: đã được dịch sang 21 thứ tiếng với 73 bản dịch khác nhau, trong đó có tới 16 bản dịch sang tiếng Pháp, 13 bản dịch sang tiếng Hán", ông Giang chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ.

Riêng ở Nhật, Truyện Kiều được dịch ra tiếng Nhật từ năm 1942, nhờ nỗ lực của nhà văn nổi tiếng Komatsu Kiyoshi. Người Nhật đặc biệt yêu thích Truyện Kiều qua bản dịch này, trong vòng sáu năm từ 1942 đến 1948 nó được tái bản đến ba lần.

Truyện Kiều có trước hay sau Kim Vân Kiều truyện? Truyện Kiều có trước hay sau Kim Vân Kiều truyện?

TTO - Bài báo "Thử giải mã lại Truyện Kiều" nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc yêu Truyện Kiều, trong đó có nhiều quan điểm trái chiều. Tuổi Trẻ giới thiệu bài viết của PGS.TS Đoàn Lê Giang (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) về vấn đề này.

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên