TTCT - Chuyện đặt và thay đổi tên khoa học nói chung có những hệ quả gì? John P. McCown, một viên tướng của Hợp bang Mỹ, và chim từng được đặt theo tên ông McCown's longspur (tên mới là thick-billed longspur). Ảnh: Thư viện Quốc hội Mỹ/GETTY IMAGESNhững loài chim bị Hội Điểu học Mỹ (AOS) đều ở châu Mỹ, khá xa lạ và hầu như không xuất hiện ở Việt Nam cũng như trên sách báo, tài liệu tiếng Việt. Vậy chuyện đặt và thay đổi tên khoa học nói chung có những hệ quả gì?Ngược trở lại lịch sử ngành phân loại học, từ khi Carl Linnaeus đặt ra các bậc phân loại từ cao xuống thấp là giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi (còn gọi là giống đối với động vật), loài - với loài là đơn vị cơ bản, mà tiêu chí chính là sinh vật cùng loài thì có thể giao phối và sinh sản với nhau - thì mỗi loài được xác định bởi danh pháp khoa học bằng tiếng Latin gồm 2 từ viết nghiêng: từ đầu tiên là tên chi, từ thứ hai là tên loài.Mỗi loài sinh vật có thể có một hoặc nhiều tên gọi thông thường, có khi ban đầu chưa có tên, rồi được các nhà khoa học phát hiện và đặt tên, thậm chí không có tên thông thường, nhưng về lý thuyết chỉ có một tên khoa học không trùng với loài khác.Chích chòe lửa. Ảnh: thainationalparks.comTuy nhiên khoa học không đơn giản. Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, một loài có thể có nhiều tên khoa học. Chẳng hạn, vì các nhà sinh vật học xác định loài độc lập với nhau và đặt tên khác nhau, tiêu chí chưa khớp nhau, hệ thống phân loại ngày càng phát triển, chi tiết và phức tạp hơn... nhưng chốt lại vẫn phải chọn một danh pháp khoa học làm tên chính, các danh pháp khác hoặc bị loại bỏ hoặc trở thành tên cũ, được coi là tên đồng danh hay đồng nghĩa.Có khi một loài nào đó sau một thời gian cân nhắc được chuyển sang chi mới. Ví dụ: chim chích chòe lửa (tên thông thường tiếng Việt) có tên khoa học là Kittacincla malabarica, tên đồng danh là Copsychus malabaricus (trong đó malabarica hay malabaricus chỉ địa danh), còn tên thông thường tiếng Anh là white-rumped shama.Động vật càng tiến hóa cao thì tên khoa học càng ổn định, ít thay đổi hơn động vật bậc thấp và thực vật. Có những loài thực vật có tới cả chục tên đồng danh ngoài một tên khoa học chính.Lịch sử đặt tên theo ngườiTên gọi thông thường trước đây trong dân gian của một loài sinh vật nói chung và chim nói riêng không chứa tên người.Hiện tượng đặt tên người (chủ yếu cho thành phần thứ hai trong danh pháp khoa học) bắt đầu phát triển từ thế kỷ 18 và 19 là do các nhà sinh vật nghĩ ra, nhằm vinh danh những người trong ngành, những người sưu tầm thu thập mẫu vật, danh nhân, vua chúa, thỉnh thoảng dùng cả tên người nhà. Vậy là ra đời những tên chim và động vật có tên người trong đó. Có nhiều trường hợp cả tên thông thường lẫn tên khoa học cùng chứa chung một tên người do muốn liên thông hai tên gọi.Trong các loài chim tồn tại ở Việt Nam, có rất ít loài mang tên người, những trường hợp đó thường là tên dựa theo tiếng Anh, chẳng hạn sẻ đồng Tristram, dịch từ Tristram's bunting (tên khoa học Schoeniclus tristrami, tên đồng danh Emberiza tristrami); mòng bể Palas, dịch từ Pallas's gull (tên khoa học Ichthyaetus ichthyaetus, tên đồng danh Larus ichthyaetus).Linh mục người Anh Henry Baker Tristram (1822 - 1906) có sự quan tâm sâu sắc đối với lịch sử tự nhiên, đặc biệt là nghiên cứu chim, còn Peter Simon Pallas (1741 - 1811) là nhà động vật học và thực vật học người Đức.Tristram's Bunting (Emberiza tristrami), hay sẻ đồng mày trắng. Ảnh: BIRDS OF THE WORLDTrong số các loài thú (động vật có vú) có mặt ở Việt Nam, hiếm hoi có một vài loài mang tên người Việt Nam (cả trong tên khoa học lẫn tên thông thường), đó là những nhà sinh vật học nổi tiếng, ví dụ: chuột chù Phan Lương (Crocidura phanluongi), tên tiếng Anh là Phan Luong white-toothed shrew; chuột chù răng nâu Cao Văn Sung hay chuột chù Văn Sung (Chodsigoa caovansunga), tên tiếng Anh là Van Sung's shrew hay Cao Van Sung mountain shrew vinh danh hai nhà sinh vật học Việt Nam đã quá cố. Tên Cao Văn Sung còn được đặt cho một loài thằn lằn: thằn lằn ngón Cao Văn Sung (Cyrtodactylus caovansungi), tên tiếng Anh là Caovansung's bent-toed gecko hoặc Cao Van Sung's bent-toed gecko.Phát súng đầu tiên bắn vào cách đặt tên người cho động vật là việc ở Mỹ tháng 8-2020 AOS chính thức thông qua một đề nghị từ năm 2019 đòi thay tên một loài chim sẻ có tên thông thường là McCown's longspur (sẻ vuốt McCown), đặt theo tên John P. McCown, một viên tướng của Hợp bang Mỹ và dùng tên mới là thick-billed longspur (sẻ vuốt mỏ dày). Tuy nhiên tên khoa học của loài sẻ này vẫn giữ tên viên tướng đó: Rhynchophanes mccownii.Một lần nữa con người lại sử dụng quyền đặt tên mà Chúa ban cho: "Ðức Chúa là Thiên Chúa lấy đất nặn ra mọi dã thú, mọi chim trời, và dẫn đến với con người, xem con người gọi chúng là gì: hễ con người gọi mỗi sinh vật là gì, thì tên nó sẽ là thế". (Sáng thế 2:19)Mòng biển Pallas. Ảnh: observation.orgKhông phải ai cũng tán thành việc thay đổi của AOS. "Tôi đã nhìn thấy một số loài chim này và năm nào trong suốt 60 năm qua cũng sử dụng những cái tên ấy" - Kenn Kaufman, một tác giả nổi tiếng về các sách hướng dẫn thực địa trong lĩnh vực này, lên tiếng. Ban đầu ông nghĩ chỉ có dăm cái tên phải thay, nhưng hóa ra có khá nhiều, và việc thay từng cái tên sẽ kéo theo những cuộc tranh luận chia rẽ về việc ai xứng đáng hay không để có thể giữ tên mình trong tên chim. Ông nghĩ rằng cộng đồng điểu học không phải là cảnh sát đạo đức phán xét những người sống cách đây hai thế kỷ. Ban đầu ông chống lại ý tưởng này, nhưng sau đành phải làm quen với nó.Sau ồn ào ban đầuTất nhiên, sự thay đổi cả loạt tên gọi sẽ ít nhiều gây xáo trộn những thứ đã gọi quen. Nhưng tên khoa học không bị thay đổi nên cộng đồng khoa học thường dùng tên khoa học sẽ không bị ảnh hưởng mấy.Chuyện thay đổi tên gọi, nhất là tên khoa học, vẫn đôi khi xảy ra, nhưng vì lý do khoa học chứ không phải chính trị. Trong sinh vật học và nói hẹp hơn là về tên khoa học của các loài sinh vật, con người khi đặt tên đều mong muốn nó ổn định, bất biến nhưng với thời gian, nó cũng dần thay đổi.Điều đó dẫn đến việc các tài liệu, sách chuyên ngành tiếng Việt về dược liệu hay nghiên cứu sinh vật, phổ biến kiến thức của Việt Nam lại không cập nhật, chưa kể sai sót dạng lỗi chính tả khi gõ từ của ngôn ngữ khác khá nhiều. Trên mạng thì chuyện viết sai tên khoa học, râu ông nọ cắm cằm bà kia khi viết về các loài hoa, cây cỏ làm thuốc khá phổ biến, và thường sao chép cả những cái sai của nhau.Những cuốn như Cây cỏ Việt Nam của GS Phạm Hoàng Hộ, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi được viết ra cách đây vài chục năm và tái bản nhiều lần nhưng hầu như ít cập nhật và sửa lỗi một cách có hệ thống, nên thông tin, dữ liệu có khi đã lạc hậu, tên khoa học của nhiều loài cây thực tế đã không còn dùng làm tên chính nữa. Tags: Tên khoa họcChimTên chimKhoa họcVăn hóa
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Đua theo ‘cơn sốt’ ăn táo đỏ, những ai không nên ăn? ĐOÀN NHẠN 22/11/2024 Nhiều người đang theo trào lưu mua táo đỏ trên mạng để ăn hằng ngày, nhưng cần lưu ý cách dùng đúng để đạt công dụng và tránh bất lợi.
Bà Tôn Ngọc Hạnh trở thành bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước A LỘC 22/11/2024 Bà Tôn Ngọc Hạnh, 44 tuổi, được điều động, chỉ định làm tân bí thư Tỉnh ủy Bình Phước và là bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước hiện nay.
Rộ tin tướng cấp cao Triều Tiên bị thương do tên lửa Storm Shadow UYÊN PHƯƠNG 22/11/2024 Các quan chức phương Tây cho biết một tướng cấp cao Triều Tiên đã bị thương trong cuộc tấn công của quân đội Ukraine tại vùng Kursk.
Gần 150 bộ hài cốt ở phố Tây Sơn không phải của binh lính nhà Thanh PHẠM TUẤN 22/11/2024 Ngày 22-11, nhà chức trách cho biết gần 150 bộ hài cốt phát hiện trên phố Tây Sơn, Hà Nội là của người dân bình thường, được chôn cất ở đây từ 50-70 năm.