Chiều 10-6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã cảnh báo về tình trạng lười vận động ở trẻ em.
Lối sống này tiềm ẩn nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Trẻ lười vận động dễ bị thừa cân, béo phì, mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, loãng xương, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, giảm khả năng tập trung và ghi nhớ, ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê vào năm 2022, tỉ lệ vận động thể lực không đủ tại Việt Nam còn khá cao, trong đó ở nhóm đối tượng từ 11 đến 17 tuổi. Con số này là 81% ở trẻ em nam và lên tới 92% ở trẻ em nữ.
Các bác sĩ khuyên các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời như chơi thể thao, đi dạo... để giúp trẻ vận động nhiều hơn. Nếu trẻ chưa quen vận động, hãy bắt đầu với khoảng 10-15 phút và tăng dần.
Hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử bằng cách quy định thời gian sử dụng hợp lý, hướng trẻ đến các hoạt động bổ ích khác.
Các gia đình nên tham gia cùng trẻ trong các hoạt động vận động. Hãy tận dụng nhiều cách để giúp trẻ vận động hơn và hạn chế sử dụng thiết bị công nghệ không phù hợp.
Ngoài ra các bậc cha mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ của trẻ. Đảm bảo trẻ có đủ năng lượng để vận động bằng việc cung cấp chế độ ăn uống cân đối và ngủ đủ giấc.
Các bậc cha mẹ cũng cần giáo dục cho trẻ về tầm quan trọng của vận động thể lực. Trẻ cần hiểu rõ lợi ích của việc vận động thể lực và cảm thấy hứng thú khi tham gia các hoạt động thể chất.
4 dấu hiệu cảnh báo trẻ đang lười vận động
Trẻ dành nhiều thời gian ở trong nhà.
Trẻ không hứng thú, từ chối tham gia các buổi vui chơi ngoài trời, buổi sinh hoạt với bạn bè đồng trang lứa.
Trẻ cảm thấy lười biếng, không vui khi được ba mẹ nhờ làm những việc vặt.
Trẻ dành nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử và cảm thấy vui vẻ hơn so với việc chơi đùa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận