Phóng to |
Các bạn trẻ mang chất thải nguy hại từ nhà mình đến Ngày hội tái chế chất thải TP.HCM lần 6-2013 để đổi các đồ dùng thiết yếu - Ảnh: HOÀNG MAI |
Qua nhiều kênh, tôi biết TP.HCM đã thí điểm mô hình phân loại rác tại nhà ở một số quận. Song, hình ảnh tôi thường thấy là những túi rác sau khi được phân loại lại đổ chung với nhau. Việc này rõ ràng đã triệt tiêu công sức phân loại rác và có thể khiến người dân nản lòng. Việc phân loại, tái chế rác rõ ràng cần chuỗi khép kín từ khâu phân loại, thu gom đến xử lý.
Khi có chiếc ghế ở văn phòng tôi bị hỏng một chân, có người bảo tôi cứ khiêng ra để trước nhà sẽ có người xử lý. Nhưng tôi thấy không thể làm thế được. Tôi đi hỏi một nhân viên bảo vệ rằng: “Tôi có một cái ghế hỏng, anh có muốn mang đi sửa và dùng không?”. Anh ta đồng ý và hiện anh đang sử dụng chiếc ghế ấy. Tôi và anh ấy đều vui. Rõ ràng chiếc ghế ấy không còn là “rác”. Hay sau khi sửa xong căn nhà, tôi hỏi các công nhân có cần những vật dụng còn lại như tấm bạt, vật liệu thừa không và họ đã lấy những món họ cần...
Người thân nói với tôi rằng ở Việt Nam mọi người thường ngại ngần khi hỏi ai đó có muốn dùng một món đồ cũ của họ không, chứ chưa nói đến việc đó là món đồ cần được sửa mới dùng được. Nhưng tôi nghĩ vẫn luôn có ai đó cần những món đồ bạn định vứt đi. Vậy nên nếu có thể, đừng ngại làm việc đó.
Ai cũng mong muốn có một không gian sạch đẹp để sinh sống, làm việc, thư giãn... nhưng cũng đồng thời có những người đang có hành động đi ngược lại mong muốn đó. Rất nhiều lần tôi nhắc nhở những người vứt rác và họ tỏ ra tức giận với tôi.
Tôi nhiều lần chứng kiến tại các quán ăn vỉa hè, thậm chí cả các quán ăn trong nhà người ta vừa ăn vừa thả thức ăn thừa, giấy lau, khăn lau xuống sàn và cứ thế ăn uống giữa mênh mông rác. Có lẽ họ nghĩ việc dọn dẹp rác luôn là trách nhiệm của các nhân viên? Ai cũng thích giữ gìn nhà cửa mình sạch đẹp, ngăn nắp, vậy sao không giữ không gian sống xung quanh cũng sạch đẹp như thế?
Tại nước Đức quê hương tôi, người dân phân loại rác tại nhà, ở công sở, nơi công cộng... như một thói quen. Nếu không thực hiện đúng, bạn sẽ bị phạt. Khắp mọi nơi có những thùng rác nhiều ngăn, mỗi ngăn ghi rõ bỏ chai thủy tinh, chai nhựa, thức ăn thừa, giấy... Có cả những thùng rác chỉ để bỏ quần áo, giày dép.
Ở Việt Nam, tôi nghĩ điều quan trọng nhất vẫn là nâng cao nhận thức của người dân về giá trị của rác, những kiến thức cơ bản về các loại rác, phân loại rác... Có thể khi cơ sở vật chất chưa hoàn thiện, bạn sẽ gặp vài khó khăn khi phân loại rác nhưng đừng nản lòng. Tôi hiểu nhiều người đang băn khoăn trong khi trẻ em được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thì nhiều người lớn lại nêu gương xấu bằng việc xả rác, mà thói quen của người lớn thì... khó thay đổi. Vậy phải làm sao? Câu hỏi này cũng tương tự “con gà hay quả trứng có trước?”. Vấn đề là mỗi cá nhân hãy tự hành động vì môi trường, hãy tự hỏi nếu không là tôi thì là ai, nếu không làm lúc này thì đợi đến bao giờ?
Ông Nguyễn Khánh Toàn (điều phối miền Nam Phong trào chống biến đổi khí hậu 350.org tại VN): Xin đừng để mèo lại hoàn mèo! Tôi vẫn thường nghe các luồng ý kiến cho rằng việc phân loại rác tại nguồn đến nay vẫn chưa thành công vì ý thức của người dân chưa cao. Điều này có thể đúng một phần nhưng tôi cho rằng việc phân loại rác tại nguồn chỉ thật sự có tác dụng khi có sự phối hợp đồng bộ giữa cộng đồng và hệ thống thu gom, cơ sở xử lý với đầu ra cuối cùng là tận dụng được thế mạnh của từng loại rác thải khi xử lý riêng biệt thay vì trộn lẫn vào nhau và đem đi chôn lấp. Cũng không thể san bằng mức độ nhận thức của cộng đồng về vấn đề này. Tôi chắc chắn vẫn có rất nhiều người đã hiểu và muốn phân loại rác tại nguồn nhưng sau một thời gian ngắn thực hiện họ sẽ nản lòng và bỏ cuộc vì lực lượng thu gom rác dân lập sẽ nhập chung tất cả số rác thải ấy lại với nhau sau khi họ phân loại cẩn thận. Thế là mèo lại hoàn mèo! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận