Sau hai tiếng, Thủy (hàng đứng, thứ ba từ phải) và các bạn đã gom được rất nhiều bao rác - Ảnh: Kiều Thu |
Khu vực xung quanh mình ở rất nhiều rác, chủ yếu là rác thải sinh hoạt gia đình, họ vứt bừa bãi dọc đường. Biết tin chị Thủy về đây, mình đã rủ một bạn tham gia cùng. Rác nào tái chế được tụi mình bán đi để lấy tiền mua tập tặng các bạn học sinh nghèo |
Mỗi tỉnh dù chỉ ở lại một, hai ngày ngắn ngủi nhưng Thủy đều liên hệ chính quyền địa phương và kết nối với các câu lạc bộ (CLB) tình nguyện ở đó để thực hiện điều nhỏ nhoi, mong mọi người chung tay bảo vệ nơi mình sinh sống.
Phát động đến học sinh
Thủy đến các trường tiểu học ở các địa phương, cùng ban giám hiệu trường phát động phong trào nhặt rác trong tiết chào cờ, tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, thi gom rác cho học sinh. 69 ngày liên tục di chuyển, nhặt rác và tuyên truyền, Thủy đã gom được khoảng 240 bao rác.
“Trung bình mỗi điểm mình cùng các bạn gom trong hai tiếng, được khoảng 10 bao rác. Một số tỉnh mình gom ở 2-3 điểm. Rác sau khi gom được chở về nơi tập kết hoặc đổ đúng nơi quy định. Với những vật như chai lọ thì mình gom riêng bán ve chai” - Thủy nói.
Địa điểm nhặt rác chủ yếu diễn ra ở sông, hồ, khu vực trung tâm, dọc trục đường chính, xung quanh trường học hoặc những nơi có lượng rác thải lớn mà các bạn khảo sát trước đó.
Bên cạnh việc nhặt rác, Thủy cùng các bạn trong CLB Book Ambassdors do cô thành lập vận động nhiều người cùng tham gia nhặt rác, kêu gọi mọi người đổ rác đúng nơi quy định.
Thủy dự định cùng các bạn trong nhóm nghiên cứu kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác bằng năng lượng xanh, đồng thời tiếp tục truyền cảm hứng về việc tái sử dụng rác thải để xử lý lượng rác tồn đọng và hạn chế tối đa lượng rác xả ra môi trường.
Mỗi ngày nhặt một bao rác quanh mình
Thấy hành động thú vị và nhiều ý nghĩa của cô gái nhỏ, một bạn trẻ người Nga tên Jonny mà tình cờ Thủy gặp tại Thanh Hóa đã xin cùng tham gia vài chặng của chuyến hành trình. Thủy đã không đơn độc.
Thủy bảo mình đặt ra “chỉ tiêu” mỗi ngày phải nhặt được một bao rác xung quanh mình. Để có kinh phí phục vụ những dự án xã hội, Thủy làm đủ mọi việc từ bán bánh mì, sim thẻ, sách, hoa đến mở cửa hàng bán quần áo. Số tiền kiếm được bạn trích một khoản mua sách, bánh kẹo tặng các em nhỏ và mua bao tay, bao tải đựng rác cho chuyến đi sau.
Hiện tại Thủy làm trợ lý bán thời gian cho công ty một người thân. Nguồn kinh phí hoạt động của nhóm từ số tiền tích cóp của Thủy qua những năm đi làm trước đó, cùng kinh phí đóng góp của các thành viên CLB. Các chi phí ăn ở khi đi nhặt rác Thủy đều được người dân hoặc CLB tại địa phương hỗ trợ.
Việc làm của bạn được nhiều người ủng hộ. “Một số em học sinh còn nhắn tin cảm ơn sau khi mình thực hiện chương trình ở tỉnh đó. Điều ấy như động lực giúp mình tiếp tục sống và cống hiến cho sự lựa chọn này” - Thủy tâm sự.
Thầy hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng (Quy Nhơn) cũng đánh giá cao việc làm này của Thủy và các bạn trẻ. Thầy kể Thủy đã cùng 100 học sinh nhặt rác ở sân trường. Sau đó nhà trường đã đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức cho các em học sinh.
Thủy có một ý tưởng hơi “khác thường”, đó là qua các nước khác cũng để làm công việc này, tuyên truyền việc bảo vệ môi trường sống sạch sẽ. Trước mắt bạn nói sẽ có chuyến qua Ấn Độ kết hợp làm việc này.
Duy trì nhặt rác hằng tuần Hiện tại Thủy cùng các thành viên CLB Book Ambassdors duy trì tổ chức nhặt rác hằng tuần trên địa bàn Hà Nội, sau đó mở rộng ra khắp các tỉnh thành Việt Nam. Tỉnh đầu tiên trong dự án là Nghệ An. Không chỉ nhặt rác, tại một số tỉnh Thủy còn xin địa phương cho đọc bản tin năm phút trên sóng phát thanh để tuyên truyền về tác hại của rác thải và kêu gọi mọi người hành động bảo vệ môi trường. Rồi các bạn còn tổ chức nhiều chương trình tình nguyện khác như đi thăm các mái ấm nuôi trẻ, tặng sách, đóng tủ sách cho các em nhỏ. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận