TTCT - Phần lớn du khách đến phòng tranh hay bảo tàng không biết rằng phía sau bức phông của phòng tranh có những cá nhân đang thực hiện công việc hằng ngày để đảm bảo hoạt động suôn sẻ của cơ sở triển lãm. Bảo quản hiện vật ở Bảo tàng các văn hóa châu Âu, Berlin, Đức. Ảnh: Common WikipediaĐến phòng tranh hay bảo tàng, có một điều gần như hiển nhiên nhưng ít được chú ý đến: khách tham quan chỉ có thể ngắm những gì được trưng bày, những gì được chọn lựa, sắp xếp và phô bày cẩn mực tùy theo mục đích của bộ sưu tập hoặc cuộc triển lãm. Những gì khách không nhìn thấy được đều thuộc về hậu cảnh - những thứ nằm ở trong kho, album, sổ sách, trong hệ thống ẩn mà chỉ có nhân viên thường trực của bảo tàng mới nắm biết.Việc thiết lập một hệ thống dữ liệu đồng nhất và có thể "cơi nới" được đặc biệt cần thiết ở các bảo tàng thuộc lĩnh vực khảo cổ học, nhân học hoặc dân tộc học. Lý do là vì các bảo tàng này thường sở hữu một lượng lớn hiện vật, có kích thước nhỏ, hình thù và chất liệu khác nhau. Chúng thường bị tách rời theo mỗi cuộc khai quật thay vì được tổ chức dưới dạng bộ sưu tập, và hầu hết các hiện vật không hoàn chỉnh, chưa đủ điều kiện để phục chế.Ngoài việc giúp đẩy nhanh thao tác nhập liệu, tìm kiếm và đối chiếu, kiểm tra chéo, một hệ thống thông tin tích hợp còn giúp nhân viên tránh những sai sót như lỗi kiểm kê, nhận nhầm hiện vật, báo cáo sót.Dấu ấn "hậu trường"Bảo tàng Lịch sử - văn hóa Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM đang đối mặt với một khó khăn là thiếu nguồn lực để số hóa và nhập liệu cho hàng nghìn hiện vật và mảnh hiện vật mà bảo tàng sở hữu, phần nhiều đến từ những cuộc khai quật khảo cổ.Hiện tại bảo tàng mới chỉ đánh số kiểm kê được hơn 6.000 hiện vật. Chính vì giới khảo cổ khi nghiên cứu nền văn hóa hoặc một khu cư trú trong một thời kỳ cụ thể thường phải dựa vào các mảnh (gốm) vỡ để xác định niên đại, nên các mảnh hiện vật đều cần được bảo quản và gìn giữ.Hiện tại, Bảo tàng Lịch sử - văn hóa có sáu nhân viên làm việc toàn thời gian, trong đó ba người có kiến thức về khảo cổ học. Bà Cao Thu Nga, giám đốc bảo tàng, cho biết công việc nhập liệu ban đầu và mô tả hiện vật không quá khó khăn, chỉ cần thời gian để làm quen và đam mê công việc. Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng nhiều người từ lĩnh vực khác chuyển sang có thể dễ gây sai sót nếu họ không có tinh thần học hỏi và chú tâm vào công việc.Bà cho biết việc nhập liệu đã bắt đầu từ năm 2010, nhưng sau một năm phải dừng lại do bảo tàng chuyển sang tòa nhà mới. Đến năm 2022, công việc này giao cho một nhân viên được đào tạo về khảo cổ. Nhân viên ấy phát hiện ra hàng trăm lỗi sai và mất nhiều tháng ròng chỉ để sửa chữa.Một nguyên nhân là số định danh trên hiện vật không khớp với số liệu đã nhập vào máy tính, và sai sót này đã lan ra hàng loạt hiện vật khác. Bà Nga chỉ ra rằng chuyện chênh nhau giữa các nguồn dữ liệu và thiếu cơ chế kiểm kê tự động cũng là một nguy cơ tiềm ẩn khiến hiện vật có thể bị mất đi.Chuyên gia Sandra Stelzig của Bảo tàng Quốc gia ở Berlin, Gemäldegalerie đang phục hồi một bức tranh của Jan van Eyck. Ảnh: Facebook bảo tàngTính chú tâm trong công việcKhách tham quan bảo tàng thường chỉ gói gọn mối quan tâm vào tác giả, tác phẩm, giám tuyển và những nghệ sĩ tạo ra không gian trưng bày. Phần lớn du khách không biết rằng phía sau bức phông của phòng tranh có những cá nhân đang thực hiện công việc hằng ngày để đảm bảo hoạt động suôn sẻ của cơ sở triển lãm. Đó là những người phụ trách sổ sách, lưu trữ, hệ thống thông tin và nhân viên đảm bảo an ninh cho cả không gian vật lý lẫn hệ thống "ảo" vô hình.Việc quản lý hiện vật và công việc phục chế, bảo tồn cổ vật thường được thực hiện trong "hậu trường" của cơ sở văn hóa. Nhiệm vụ bảo quản trở nên phức tạp hơn với các bảo tàng đặc thù như nhân học và khảo cổ. Hiện vật thường không còn nguyên vẹn và điều kiện phục chế thường hạn chế, vì vậy cần sự quan tâm và đóng góp từ các nguồn lực trong xã hội.Bà Nga cũng chia sẻ nên chăng thành lập một trung tâm nghiên cứu hoặc viện chuyên về việc trị liệu và bảo quản các loại hiện vật khác nhau, ít nhất là ở khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ, nơi có nhiều di chỉ liên quan đến nền văn hóa Đồng Nai, Óc Eo và Phù Nam.Công cuộc chuyển đổi số hoạt động bảo tàng là chặng đường dài và nhiều thách thức, đặc biệt khi các cơ sở văn hóa phải đối mặt với số lượng hiện vật lớn và thiếu nguồn lực để giải phóng những gút mắc trên sổ sách và từ đó thành lập một hệ thống dữ liệu đồng nhất.Việc số hóa và sử dụng công nghệ có thể giúp nâng cao hiệu quả quản lý và giảm thiểu sai sót nhưng sau cùng, tối quan trọng vẫn là tìm được nhân lực thạo chuyên môn, gắn bó với nghề và tận tâm với việc lan tỏa giá trị văn hóa. Tags: Bảo tàngKhảo cổ họcDân tộc họcBảo tàng lịch sửMỹ thuậtTriển lãm
Bí thư Nguyễn Văn Nên: TP.HCM hoàn thành tinh gọn, sắp xếp bộ máy đúng tiến độ Trung ương đề ra CẨM NƯƠNG 03/02/2025 TP.HCM đã hoàn thành tổng kết thực hiện nghị quyết 18, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đúng với yêu cầu và tiến độ đề ra, đảm bảo chặt chẽ, thận trọng, bám sát chỉ đạo của Trung ương và yêu cầu thực tiễn của TP.
Thuế quan của ông Trump là 'cú sốc lớn nhất' đối với thương mại trong 50 năm qua TÂM DƯƠNG 03/02/2025 Việc áp thuế cao ba đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ là Canada, Mexico và Trung Quốc đang được xem là một chiến lược mạo hiểm trong nhiệm kỳ của ông Trump.
Hàng ngàn người đổ về núi Bà Đen du xuân: Trải bạt nghỉ đêm, chờ lên núi cầu phúc CHÂU TUẤN 03/02/2025 Mỗi dịp Tết đến, núi Bà Đen (Tây Ninh) lại trở thành điểm đến thu hút hàng trăm ngàn du khách thập phương. Không chỉ đến tham quan, nhiều người còn ngủ lại qua đêm ngay dưới chân núi chờ sáng sớm lên đỉnh cầu an, cúng lễ.
Diễn viên Từ Hy Viên đột ngột qua đời ở tuổi 48 LAN HƯƠNG 03/02/2025 Từ Hy Viên - nữ chính Vườn sao băng, Chiến thần, Bong bóng mùa hè... - đột ngột qua đời vì bệnh cảm cúm.