Theo đó, kinh phí chủ yếu được sử dụng để nạo vét các kênh cấp 2, cấp 3 ở vùng bị hạn, xâm nhập mặn. Tỉnh Hậu Giang cũng chỉ đạo các địa phương kiểm tra hệ thống đê bao, cống bọng, các trạm bơm điện, có kế hoạch nâng cấp, sửa chữa các công trình nhằm trữ nước ngọt trên đồng.
Đồng thời, đắp đập thời vụ, đóng các cửa cống; nạo vét các tuyến kênh cấp 2 và cấp 3 bị bồi lắng để chống hạn và trữ nước.
Mục tiêu nâng cấp, tu bổ sửa chữa các công trình ngăn mặn, trữ nước ngọt, không cho nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng như: đắp đập thời vụ, đóng các cửa cống; nạo vét các tuyến kênh cấp 2 và cấp 3 bị bồi lắng để chống xâm nhập mặn và trữ nước ngọt.
Đồng thời bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân khi có mặn xâm nhập (độ mặn ≥ 0,75‰); kiểm tra, sẵn sàng vận hành trạm bơm tiếp nước ngọt ở kênh Tám Ngàn. Hoàn chỉnh tất cả các hệ thống cấp nước nông thôn, vận động nhân dân trữ nước mưa để dùng cho sinh hoạt trong mùa hạn mặn...
Theo nhận định của ngành chức năng, trong mùa khô năm 2015-2016, Hậu Giang có từ 28-34 nghìn ha lúa chịu ảnh hưởng hạn và mặn; thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ; huyện Long Mỹ và một phần của huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp có khả năng bị thiếu nước nghiêm trọng do hạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận