12/08/2019 14:14 GMT+7

Hậu cổ phần hóa, "ông lớn" ngành xây lắp ra sao?

TIẾN MẠNH
TIẾN MẠNH

TTO - Cuối năm 2018, Công ty An Quý Hưng bỏ 7.400 tỉ đồng mua 57% vốn Vinaconex từ Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Vinaconex đang giảm dần mảng kinh doanh thế mạnh là xây lắp để tập trung vào mảng bất động sản?

Hậu cổ phần hóa, ông lớn ngành xây lắp ra sao? - Ảnh 1.

Trụ sở Vinaconex tại một mảnh đất “vàng” ở Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Sau nhiều năm hoạt động dưới cái bóng quốc doanh, báo cáo tài chính nửa đầu năm 2019 của Tổng công ty Xây dựng và xuất nhập khẩu VN (Vinaconex) vừa công bố, dù chưa được soát xét, đã cung cấp nhiều dữ liệu về Vinaconex hậu cổ phần hóa và sau nửa năm "đổi chủ".

Hiệu quả kinh doanh của Vinaconex có vẻ được cải thiện với mức lãi ròng lũy kế 6 tháng đầu năm 2019 đạt 303,6 tỉ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ. Các khoản chi phí giá vốn, chi phí hoạt động có xu hướng giảm mạnh, bù đắp sụt giảm về doanh thu (đạt 3.957 tỉ đồng, bằng 39,18% kế hoạch doanh thu hợp nhất của năm 2019, giảm 4,83% so với cùng kỳ năm trước).

Đáng lưu ý, doanh thu lĩnh vực vốn được coi là "lõi" và thế mạnh của Vinaconex là xây lắp giảm tới trên 21% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, theo số liệu từ báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, doanh thu của các hoạt động bất động sản và doanh thu khác tăng lên đáng kể.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, công ty mẹ đạt lợi nhuận thuần là 322 tỉ đồng, giảm 3,59% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường trong kỳ thì lợi nhuận sau thuế sẽ chỉ còn 260 tỉ, giảm 22,15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vinaconex vốn đi tiên phong trong ngành xây lắp ở khu vực phía Bắc nhưng báo cáo tài chính cũng cho thấy khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh chính này của Vinaconex đang suy giảm.

Trả lời Tuổi Trẻ, một cổ đông lớn (đề nghị không nêu tên) cho rằng kinh doanh bất động sản là lĩnh vực đầu tư đòi hỏi cần có quỹ đất lớn, rủi ro có thể cao hoặc phát sinh lỗ, lợi nhuận không ổn định nếu không có chiến lược và kế hoạch phát triển lâu dài, bền vững. Trong khi thế mạnh truyền thống dường như bị coi nhẹ. 

Vị này cho rằng thị trường có quyền điều tiết nhưng nhìn riêng ngành công nghiệp, đây có thể là cảnh báo về nguy cơ nhiều doanh nghiệp vốn được đầu tư mạnh để là "lá cờ đầu" trong sản xuất công nghiệp, xây lắp, cơ khí, cơ khí chính xác... sau một thời gian ngắn hậu cổ phần hóa đã dần chìm vào quên lãng, chuyển sang chủ yếu kinh doanh bất động sản hoặc duy trì sự tồn tại bằng những lợi ích liên quan bất động sản.

Cả nước mới có 50 đơn vị sự nghiệp công lập cổ phần hóa

TTO - Bộ Tài chính cho biết đầu quý 4 sẽ trình Chính phủ dự thảo nghị định mới nhằm thúc tiến độ cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập. Hiện tiến độ cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập rất nhỏ giọt, chưa đầy 0,09%.

TIẾN MẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên