Ngày 17-4, Trường THCS-THPT Hai Bà Trưng, TP.HCM đã lên tiết dạy môn giáo dục địa phương cho học sinh lớp 10, 11 thông qua chuyên đề "Diễn xướng dân gian Nam Bộ".
Đây là chuyên đề do tổ ngữ văn - giáo dục địa phương Trường THCS-THPT Hai Bà Trưng thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Khác với những tiết học bình thường, tiết dạy môn giáo dục địa phương ở Trường Hai Bà Trưng diễn ra ngoài lớp học (ở sân trường).
Sau mỗi phần lý thuyết về sự hình thành và phát triển của loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử, các điệu thức trong âm nhạc đờn ca tài tử… đều có phần minh họa khá sinh động và hấp dẫn. Đặc biệt, trích đoạn cải lương về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng do chính giáo viên Trường Hai Bà Trưng viết lời và biểu diễn cùng với học sinh của mình khiến học sinh thích thú, hào hứng.
Nguyễn Trọng Phúc, học sinh Trường Hai Bà Trưng, chia sẻ: "Em quê ở một tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ nên không xa lạ gì với đờn ca tài tử. Vì thuở ấu thơ em nghe bà nội ngâm nga hoài. Nhưng hôm nay em mới thực sự hiểu một cách cặn kẽ về đờn ca tài tử, về các quy tắc của loại hình nghệ thuật này.
Từ đó em mới nhận ra cái hay, cái lý thú của đờn ca tài tử. Học bài này xong, em mới thấy: Đờn ca tài tử xứng đáng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại".
Giáo dục địa phương: Môn học cần sự trải nghiệm
Sau khi tiết học chuyên đề diễn ra, Trường Hai Bà Trưng đã tổ chức buổi tọa đàm "Đổi mới sáng tạo - Tăng cường hoạt động trải nghiệm cho học sinh qua môn giáo dục địa phương".
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia, nhà giáo, nhà báo phụ trách lĩnh vực giáo dục... đều cho rằng nhà trường phổ thông cần tổ chức nhiều hoạt động để học sinh được trải nghiệm và tự rút ra kiến thức cho mình.
Điều này sẽ giúp các em hình thành phẩm chất năng lực theo đúng định hướng của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Xu hướng ngày nay là phải đào tạo học sinh thành công dân toàn cầu thì trước tiên cần giáo dục các em biết nguồn cội...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận