Bạn có đang hài lòng với công việc của chính mình?

Ở chốn công sở, không có điều gì đáng sợ bằng ngồi nhầm chỗ. Khi bạn cảm thấy công việc hiện tại đang có vấn đề, khi bạn cần một môi trường mới để vẫy vùng, khi bạn nhận ra đã đến lúc để thay đổi… bạn hiểu đến lúc cần phải làm một điều gì đó.

Vấn đề là bạn có nhận ra điều đó không? Và có can đảm vượt qua vùng an toàn của chính mình?

Hành trình tìm thấy chính mình của người trẻ nơi công sở - Ảnh 1.

Dương Thụy, tác giả "Oxford thương yêu", nữ nhà văn được nhiều bạn trẻ yêu thích kể lại câu chuyện khi mới bắt đầu đi làm.

Lúc đầu, do mới làm việc, nhu cầu cuộc sống không nhiều, chị hài lòng với mức lương khiêm tốn. Nhưng sau nhiều năm miệt mài cống hiến, được sếp khen rất nhiều nhưng mức lương của chị vẫn vậy, chỉ dừng lại ở mức đủ sống.

Tiêu xài nhiều hơn một chút để mua sách, đi cà phê cũng đã "chật vật" chứ đừng nói đến phụ giúp cha mẹ hay đi du lịch.

Hành trình tìm thấy chính mình của người trẻ nơi công sở - Ảnh 2.

"Khi đó, tôi lấy hết can đảm nói với sếp, hi vọng lương tôi xứng đáng hơn. Người sếp mà tôi vô cùng yêu quý, dĩ nhiên, tỏ ra không hài lòng. Ông khuyên tôi tiếp tục đóng góp, lương thưởng sẽ đến sau. 

Khi người sếp đầu từ chối xem xét mức lương, tôi rất thất vọng. Nhưng tôi sợ nếu mình "dứt áo ra đi" chỉ vì lương, công ty sẽ cho tôi là người chỉ nghĩ đến tiền mà bỏ qua các cơ hội học hỏi khác.

Và rồi, tôi tiếp tục cống hiến và chờ đợi sếp nhận ra. Với tôi, mức lương là giá trị lao động của mình. Lương cao đồng nghĩa với mức cống hiến cao và năng lực cao. Ở đây, lương chính là vinh dự của một người đi làm.

Người sếp này hết nhiệm kỳ về nước, người sếp mới sang. Tôi lại miệt mài đóng góp, đến khi đã chứng minh được năng lực, tôi viết email xin xem lại mức lương.

Sếp này còn rất trẻ, ông hứa sẽ xem lại nhưng mãi đến khi ông hết nhiệm kỳ, lời hứa vẫn chưa được thực hiện.

Sang đến sếp thứ ba, tôi cũng lặp lại quy trình: chứng minh năng lực trước, đề nghị xem lại lương sau. Ông có hành động bằng cách cho tôi những khóa học ngoài giờ, cho thêm các khoản trợ cấp đi lại...

Tôi nhận ra là mức lương của mình khó mà tăng cao như mình mong đợi vì năm tháng chất chồng, lạm phát tăng cao, khả năng tăng lương cho tôi từ sếp là không thể."

Ba đời sếp trôi qua, lời hứa tăng lương trở thành một nỗi hổ thẹn, khi nhìn xung quanh bạn bè, nhiều người học vấn không cao, xuất phát điểm không tốt... nhưng vẫn có được cuộc sống xứng đáng, Dương Thụy nhận ra đó là lúc chị cần thay đổi.

Chắc rằng trong chúng ta, khi đi làm đều có ít nhất một lần tự thấy mức lương mình nhận được chưa xứng đáng với sức đóng góp mình dành cho công ty. Nhưng mấy ai dám trực tiếp nói điều đó với sếp và mạnh dạn đề ra mức cao hơn?

Hành trình tìm thấy chính mình của người trẻ nơi công sở - Ảnh 3.

Thật lạ lùng, rất nhiều người trẻ hiện nay bước vào công việc với một tư tưởng an phận. Tìm một chỗ làm thoải mái, dễ chịu, không quá bận bịu, vẫn có nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè và các mối quan hệ khác, đồng thời có một mức thu nhập bình bình đủ sống...

Hành trình tìm thấy chính mình của người trẻ nơi công sở - Ảnh 4.

Nghĩ về những ngày đầu tiên khi đi làm, MC Minh Trang bồi hồi nhớ lại quãng đời loay hoay cùng các quyết định công việc của mình.

Trở thành MC truyền hình năm 17 tuổi, Minh Trang có 4 năm đại học đầy nhiệt huyết với công việc, được thỏa đam mê và ước mơ của mình, đồng thời cũng đem lại cho cô thu nhập kha khá so với bạn bè cùng trang lứa.

Tuy nhiên, cũng chính thời gian đó, bố mẹ Minh Trang lại có chút ý kiến về công việc của cô. Dù không ép buộc, nhưng bố mẹ cô luôn nhỏ to tâm sự về mơ ước con gái kiếm được một công việc ổn định, cơ bản một chút để có nhiều thời gian lo cho gia đình.

"Rồi mình cũng tự thuyết phục bản thân, gói ghém những năm tháng rực rỡ với công việc truyền hình, để chọn làm một công việc "cơ bản" như đúng mong muốn của bố mẹ, sáng 7h30 đến chỗ làm, chiều 5h30 đã có mặt ở nhà. Tối nào cũng được ngồi ăn cùng cả nhà, hầu như chẳng phải đi công tác mấy.

Đồng nghiệp xung quanh mình có vẻ cũng rất hài lòng với công việc của mỗi người, nhưng ai cũng tranh thủ thời gian ở cơ quan để làm thêm một công việc gì đấy, phần vì kiếm thêm thu nhập, phần vì công việc hiện tại cũng không yêu cầu phải cố gắng gì hơn...

Mình nhìn nhiều anh chị đồng nghiệp hơn mình 10-20 tuổi, làm những công việc lặp đi lặp lại như vậy mỗi ngày, có người thu nhập dù ít nhưng cũng chẳng mấy bận tâm vì họ đi làm chẳng phải vì tiền mà chỉ cần một chỗ để "đi làm" hết giờ hành chính mà thôi!

Là một người đam mê sáng tạo, không an phận với công việc văn phòng nhàm chán, đặc biệt không thấy được khả năng phát triển trong chính công việc mình đang làm, Minh Trang lúc đó đã có suy nghĩ từ bỏ để nhảy việc. Thế nhưng cái tâm lý sợ mọi người đánh giá, sợ bị cho là không nghiêm túc, không có năng lực... đã cản bước cô.

Để mãi sau này, khi tiếp tục với công việc truyền hình, Minh Trang rất nuối tiếc về quãng đời quẩn quanh và thiếu định hướng ấy.

Nhà đầu tư Thái Vân Linh là một dẫn chứng sinh động về sự mạo hiểm và chủ động trong việc tạo cơ hội cho bản thân.

Chị kể, tốt nghiệp thạc sĩ rồi nhận được công việc với mức lương rất ổn định và những khoản phúc lợi "đáng mơ" tại một ngân hàng uy tín ở New York - một môi trường làm việc đầy cạnh tranh và đòi hỏi rất cao.

Nhưng nhận thức được khao khát đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng, điều đó đã thúc đẩy chị chấp nhận mạo hiểm ứng tuyển thành công vị trí giám đốc đầu tư một quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. Môi trường mới đã giúp chị "không những có cơ hội làm việc trong các dự án mơ ước mà còn có cơ hội cống hiến cho cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam!".

Hành trình tìm thấy chính mình của người trẻ nơi công sở - Ảnh 5.

Thay vì đơn độc gấp lại chương cũ và loay hoay tìm kiếm hành trình mới cho sự nghiệp, các bạn trẻ hoàn toàn có thể tìm thấy người bạn đồng hành tin cậy, giúp hành trình ngắn hơn, an toàn và sáng suốt hơn.

Nhắc lại quyết định nhanh chóng của mình trước đây, nhà đầu tư Thái Vân Linh mong muốn các bạn trẻ hãy luôn trong tâm thế chủ động gây dựng sự nghiệp, cuộc sống của mình - trước hết hãy biết tận dụng những gì mình đang có, bao gồm từ những mối quan hệ xã hội, cơ hội được kết nối; và luôn sẵn sàng trau dồi những kỹ năng cần thiết để có thể tự tin nắm bắt khi cơ hội xuất hiện.

Hay MC Diệp Chi, cũng đã có thời gian dài phân vân giữa công việc "làm báo mạng" theo đúng chuyên ngành mình học hay theo đuổi nghiệp truyền hình.

MC Diệp Chi

Chị chia sẻ: "Chuyện của mình chỉ là một ví dụ rất bé cho những khó khăn chúng ta có thể gặp phải khi mới ra trường, khi chọn lựa một công việc để gắn bó.

Hành trình tìm thấy chính mình của người trẻ nơi công sở - Ảnh 7.
Hành trình tìm thấy chính mình của người trẻ nơi công sở - Ảnh 8.

Nhưng bây giờ, nếu bạn đang gặp những vấn đề tương tự, bạn muốn dũng cảm hơn với chính mình, hãy tham gia vào hành trình BEGIN.AGAIN của VietnamWorks tại http://bit.ly/2XNCtZ5 để bắt đầu một chương mới trên sự nghiệp.

VietnamWorks sẵn sàng hỗ trợ bạn cách thức bắt đầu chương mới trong sự nghiệp, để từ đó chính bạn sẽ là người chọn lấy cách giải quyết phù hợp nhất thông qua 3 nhóm giải pháp đa dạng: những việc làm phù hợp nhu cầu, những lời khuyên, bí quyết thay đổi tình huống hiện tại cùng cơ hội gặp gỡ nhà đầu tư Thái Vân Linh và các lãnh đạo cấp cao để cùng giải mã những thách thức mà bạn đang phải đương đầu - qua sự kiện BEGIN.AGAIN sắp tới.

Đi làm là phải vui, sống là phải hữu ích. Đừng để những trăn trở xoay quanh những vấn đề có thể giải quyết được cản lối ước mơ.

Hành trình tìm thấy chính mình của người trẻ nơi công sở - Ảnh 10.
MỘC MIÊN
ĐÌNH CHIẾN
12/7/2019
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên