Ngày 21-12, thế giới cùng lúc xuất hiện 2 sự kiện thiên văn lớn. Đây là cột mốc đánh dấu ngày đầu tiên của mùa Đông ở Bắc bán cầu cũng như hiện tượng Sao Thổ và Sao Mộc ở khoảng cách gần nhau nhất trên bầu trời.
Với ngày Đông chí, nhiều người đã biết vì đây là sự kiện thường niên. Tuy nhiên với "hành tinh đôi", đây là sự kiện diễn ra chỉ mỗi 60 năm, rất hiếm gặp. Có thể một đời người chỉ may mắn có dịp chứng kiến một lần.
Theo đó, Sao Mộc và Sao Thổ - hai hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời sẽ tiến sát gần nhau, ở khoảng cách ngắn nhất, đủ để mắt thường trông thấy như đang chồng lên nhau tạo thành một "hành tinh kép".
Cụ thể hơn, Sao Mộc và Sao Thổ sẽ "giao nhau" trong phạm vi 0,1 độ. Tuy gần là thế nhưng trên thực tế, chúng vẫn còn... xa lắm mới có thể "chạm" nhau khi ở khoảng cách hơn 700 triệu km (gần 5 lần khoảng cách Trái đất đến Mặt trời).
Các nhà khoa học cho biết, hiện tượng này đã được quan sát từ mùa hè 2020. Và từ ngày 16-12 đến 25-12 sẽ là thời gian đạt "đỉnh" của hiện tượng siêu hiếm có này. Hơn cả, đây là lần mới nhất sau 400 trăm năm, kể từ lần đầu hiện tượng thiên văn trên được ghi nhận vào năm 1623. Trước đó vào năm 1226 cũng là năm được ghi chép lại có sự xuất hiện.
60 năm là cột mốc dự đoán. Có thể sau 60 năm nữa, hiện tượng siêu hiếm này không quay lại hoặc không đạt được "kết quả" như chúng ta mong đợi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận