Rồi những người thu gom ve chai cũng đem dây điện chất đống đốt lấy đồng, gây ô nhiễm, hôi, cay mắt, ngạt... với người dân trong khu dân cư. Vậy việc đốt rác này có vi phạm pháp luật không? Có thể báo đến đơn vị nào để xử lý?
Bạn đọc Tuan - [email protected] gửi câu hỏi tư vấn
Luật sư Tào Văn Dũng (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn về đốt rác trong khu dân cư:
Đốt rác và ve chai phế liệu nơi dân cư:
Theo quy đinh tại khoản 1, điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường đó là: việc vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Pháp luật bảo vệ môi trường quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với từng chủ thể:
Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải.
Riêng hộ gia đình phải thêm trách nhiệm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân phải được phân loại theo nguyên tắc như sau:
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
- Chất thải thực phẩm;
- Chất thải rắn sinh hoạt khác.
(Theo các quy định tai khoản 1 điều 59, khoản 1 điều 60 và khoản 1 điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.)
Do đó, hành vi tự ý gom rác và dây điện phế liệu để đốt là hành vi bị nghiêm cấm, hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, buộc thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.
Chế tài xử phạt đối với hành vi đốt rác ở khu dân cư:
- Buộc chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại: Chủ sở hữu tài sản phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại. Theo quy định tại điều 172 Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Xử phạt vi phạm hành chính: hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại nghị định 45/2022/NĐ-CP năm 2022.
Hình thức phạt bổ sung: tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật.
Khắc phục hậu quả: buộc phải khôi phục lại tình trạng, trạng thái môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định.
Trình báo cơ quan có thẩm quyền:
Để ngăn chặn hành vi việc đốt rác gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe người dân xung quanh, anh cần làm đơn trình báo sự việc gửi đến Ủy ban nhân dân, công an cấp phường, xã, thị trấn nơi xảy ra sự việc kèm theo các chứng cứ, tài liệu thu thập được.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, trưởng công an cấp xã, chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt hành chính hành vi đốt rác tại nơi dân cư như: phạt cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện dùng để đốt rác, buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khôi phục trạng thái, tình trạng môi trường lúc ban đầu.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận