20 người mà ông Thắng cho là có làm việc gồm khoảng 10 bảo vệ, và còn lại là người làm công việc hành chính, tài vụ. Họ ngồi ở cơ quan thì được đánh giá là có làm việc. Còn lại anh em đạo diễn, quay phim, viết kịch bản không làm việc theo giờ hành chính lại bị coi là không làm việc.
Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân
* Được biết ông đã từ chức phó Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam. Hiện nay ông còn đảm nhiệm chức vụ gì không?
- Tôi hiện là trưởng phòng Đạo diễn (nếu phòng đó còn). Cả 3 phòng dành cho khối nghệ thuật gồm đạo diễn, biên kịch, quay phim hiện giờ đã bị đóng (để làm gì đó chúng tôi không biết).
Tất cả 20 con người chúng tôi được dồn vào làm việc chung trong phòng tổ chức cũ.
Phòng dựng phim vẫn dùng 60 năm nay đã được dỡ thiết bị di chuyển sang phòng nào đó (chúng tôi chưa biết) để lấy chỗ cho lãnh đạo Công ty cổ phần.
Tất nhiên họ có quyền, nhưng phải làm sao để cho thỏa đáng.
* Ông Nguyễn Danh Thắng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Hãng phim truyện Việt Nam, cho biết, việc tháo dỡ này nhằm phục vụ cho việc hoàn thiện lại cơ sở vật chất phục vụ cho kinh doanh và sản xuất phim. Có vẻ các nghệ sĩ đang nghiêm trọng hóa vấn đề?
- Tôi đã nói với ông Thắng nhiều lần. Với một xưởng sản xuất phim thì phòng đạo cụ, phục trang, máy móc phải gắn với trường quay là một khối.
Bây giờ các ông tách phòng đạo cụ, phòng phục trang ra khỏi xưởng, thì nếu hãng làm phim, hoặc ai đó cần thuê thì phải làm thủ tục mượn đồ ở số 4 Thụy Khuê, rồi phải chạy sang Gia Lâm để lấy đồ có phải vô lý không.
Trong quá trình dọn kho đạo cụ, các anh ấy tỏ ra rất khinh miệt với những đồ đạc cũ. Có ông lãnh đạo cầm cái cát-sét thời Sài Gòn giải phóng lên hỏi cái này có đáng 20 triệu không.
Đúng là nó chỉ là đồng nát với một số người, nhưng với một bộ phim lịch sử thì đó là một đạo cụ rất hiếm, giờ tìm không ra nữa.
* Ông Thắng cho biết hiện hãng phim có 80 người, nhưng chỉ có 20 người làm việc. Ông nói sao về vấn đề này?
- Nói câu đó chỉ chứng tỏ Hội đồng quản trị mới không hề hiểu đặc thù công việc của hãng phim. Thực tế họ đã đưa ra một quy định về ngày làm 8 giờ theo giờ hành chính, nhưng khối nghệ thuật phản đối nên họ thôi.
Cái chúng tôi cần là ban lãnh đạo chỉ cần nói với chúng tôi, các anh có ý tưởng gì về kịch bản thì làm đi, 3 tháng sau nộp, lập tức chúng tôi sẽ có sản phẩm ngay.
Nhưng thực tế hiện nay không hề có kịch bản, thì đạo diễn, quay phim, họa sĩ, biên kịch làm cách nào để có việc?
Bọn tôi đã tự họp 3, 4 lần đưa ra một chương trình dựa trên ý tưởng khối nghệ thuật sẽ lập một hội đồng thẩm định chọn kịch bản đưa cho Hội đồng quản trị, tư vấn cho Hội đồng kịch bản nào tốt để tiến hành làm phim. Nhưng họ coi đó là không làm việc.
Họ chưa đưa ra được mô hình chuẩn để hãng phim hoạt động, mà chỉ thấy có xu hướng đẩy anh em trong hãng tự đi kiếm sống.
Ví dụ đội xe, đội bảo vệ được yêu cầu tự kiếm tiền bằng xe, bằng mặt bằng của hãng, sau đó phải trích lại tiền trả hãng.
Khối nghệ thuật họ cũng yêu cầu tự lập công ty nuôi sống lẫn nhau. Nếu cổ phần là thế thì chúng tôi cần gì các anh ấy vào đây?
* Ông Thắng cũng cho rằng có một nhóm nghệ sĩ đang cấu kết chống cổ phần hóa, gây mất đoàn kết nội bộ?
- Ông Thắng nói "những người chống cổ phần hóa" là hoàn toàn sai. Từ xưa đến nay tất cả các kiến nghị của nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam không chống cổ phần hóa, mà chỉ chống cách thức cổ phần hóa sai.
Chúng tôi chưa bao giờ đoàn kết như bây giờ. Chúng tôi lên tiếng là do cách xử sự rất thô và chính sách của Công ty cổ phần.
Họ cứ coi sản xuất phim như xúc một tấn cát.
Tư duy đó không thể khớp với một hãng phim.
Trước đây anh em còn hi vọng sau khi cổ phần có việc làm, có đồng lương tốt hơn trước. Nhưng ngay hai tháng đầu tiên bước vào cổ phần hóa họ đã không đảm bảo cam kết như họ đã hứa trước đó.
Tôi đã nói với ông Thắng đây giai đoạn xác tín, đôi bên cần giữ đúng cam kết để có thể tin tưởng lẫn nhau.
Nếu anh cam kết tiền lương của năm 2017 sẽ trả từng này thì phải làm đúng đi đã. Nếu làm đúng cam kết, mà người lao động không làm việc, thì mới có quyền phán xét họ.
Việc các anh Vivaso mua Hãng phim truyện Việt Nam ngay từ đầu đã biết tình hình tài chính của hãng bi đát, nợ nhiều loại thuế. Khi mua các anh cũng đã cam kết sẽ trả khoản nợ của hãng (21 tỷ đồng).
Đó là việc đương nhiên, chứ không thể coi đó là lý do khó khăn khiến anh không thể thực hiện các cam kết khác.
Phòng hoà âm của Hãng phim truyện Việt Nam - Ảnh: NGỌC DIỆP
Cổ đông chiến lược có ý chí, có quyền thực hiện những công việc của họ, với điều kiện họ mua được hãng phim bằng con đường minh bạch. Tiếc là quá trình cổ phần hóa cho thấy mọi thứ không minh bạch. Đây không phải câu chuyện ván đã buộc thuyền. Cần phải xem lại, tại sao chưa làm xong định giá đã cổ phần.
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã
Ban cổ phần hóa của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch chưa làm tròn trách nhiệm vì đã không tìm được cổ đông chiến lược có đủ tầm và tâm với nền điện ảnh. Vì chọn cổ đông chiến lược chưa đúng mới xảy ra tình trạng hiện nay. Chúng tôi cảm thấy không thỏa đáng khi Thủ tướng yêu cầu định giá lại giá trị của hãng phim, nhưng họ vẫn sử dụng đội ngũ cũ để định giá hãng phim.
Ông Lê Hồng Sơn, Phòng hợp tác sản xuất
Kho đạo cụ của Hãng phim truyện Việt Nam - Ảnh: NGỌC DIỆP
Đạo diễn Nhuệ Giang:
Có tiền để làm gì khi cả nền văn hóa hoang vu?
Kho đạo cụ của hãng được di chuyển về kho của công ty Vivaso. Những nhân viên bảo vệ ở đây nói họ bị nợ lương từ tháng 4.
Chứng tỏ công ty này cũng đang hết hơi. Họ cũng đang rất khổ sở vị mục tiêu bám đất của họ chưa thực hiện được.
Ban lãnh đạo mới nói anh em hãng phim không làm việc không đúng. Vì do bối cảnh điện ảnh nhà nước nhiều năm nay đã tan nát, không có công ăn việc làm. Vì thế mới phải cổ phần.
Cổ phần là chủ trương đúng. Nhưng vấn đề là cổ phần thế nào.
Bán hãng phim cho một đơn vị không có hiểu biết về ngành điện ảnh. Vừa tiếp quản đã tính chuyện cho thuê đất của hãng, và bảo anh em tự đi kiếm tiền mà nuôi sống bản thân. Tôi không thể hiểu.
Thôi thì bỏ dòng phim "cúng cụ", nhưng dòng phim nghệ thuật thì ai làm. Tư nhân bây giờ họ chỉ tập trung phim thương mại, phim độc lập thì chỉ lốm đốm. Cả nước cứ lao vào đồng tiền, rất nhiều giá trị bị mất đi.
Nếu không bảo vệ, giữ gìn, cứ phá, thì đến lúc có tiền nhưng cái chúng ta còn lại chỉ là một nền văn hóa nghệ thuật hoang vu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận