Ngay năm học đầu tiên, sinh viên cần phải tìm hiểu kỹ chương trình đào tạo để xác định mình chọn ngành có phù hợp với năng lực, sở thích hay không - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Đây là những có điểm trung bình chung tích lũy quá thấp, không đủ điều kiện tiếp tục theo học.
là việc làm định kỳ, thường xuyên của các trường ĐH nhưng vẫn khiến nhiều người ngạc nhiên, bất ngờ… và bị sốc.
Điểm qua số lượng vài trường: Trường ĐH Luật TP.HCM vừa công bố danh sách 169 sinh viên các lớp chính quy văn bằng một và hai dự kiến bị cảnh báo học vụ, đình chỉ một năm hoặc buộc thôi học, trong đó 71 sinh viên có thể bị buộc thôi học vì kết quả học tập yếu kém.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM công bố danh sách gần 450 sinh viên bị buộc thôi học. Mỗi năm Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM buộc thôi học khoảng 400 sinh viên…
Theo TS Trần Đình Lý - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, trong số sinh viên bị buộc thôi học, có rất nhiều sinh viên vượt quá thời gian đào tạo (8 năm, trường đào tạo theo tín chỉ từ năm 2008, con số này là lũy kế từ vài năm trước), thậm chí có cả những sinh viên từng là học sinh giỏi các cấp, điểm tuyển sinh đầu vào cao.
Lý giải "hiện tượng" này, các trường cho biết không ít sinh viên vẫn nghĩ rằng "đã vào ĐH kiểu gì cũng sẽ được tốt nghiệp" rồi với tâm lý đó đã "trượt dài", không gượng dậy được.
Bên cạnh đó, nhiều sinh viên không đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Những năm gần đây, phần lớn các trường ĐH đều đã chú trọng đến chất lượng đào tạo, siết đầu ra, buộc sinh viên phải đáp ứng đủ các chuẩn đầu ra của trường mới được tốt nghiệp.
TS Trần Đình Lý cho rằng các sinh viên không thể trụ lại giảng đường do thái độ học, do thiếu kỹ năng, do chây lười…
"Quy chế đào tạo theo tín chỉ vốn có sự thoáng và hướng vào sự tự nguyện, chủ động của người học nhưng nhiều sinh viên lại chủ quan, ỷ lại, để rồi bị buộc thôi học vì vượt quá thời gian đào tạo tối đa. Nhìn một cách đầy đủ còn có nguyên nhân do sinh viên chọn ngành chọn nghề chưa được như ý" - ông Lý nhận định.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cũng cho rằng: "Trong những trường hợp sinh viên học không nổi dẫn đến bị thôi học có nhiều trường hợp đăng ký ngành mà... cha mẹ yêu thích".
Làm gì khi chọn ngành sai?
TS Lê Thị Thanh Mai - trưởng ban công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết hiện nhiều trường đại học đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, có xem xét cho sinh viên được chuyển ngành và dĩ nhiên đối với sinh viên chưa bị rơi vào những trường hợp kỷ luật. Với cách này, sinh viên không phải làm lại từ đầu, mà được xem xét miễn một số môn đã học.
Sinh viên phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Nếu phát hiện mình học ngành học không phù hợp với sở thích, năng lực, sinh viên nên liên hệ phòng đào tạo, bộ phận hỗ trợ sinh viên hoặc cố vấn học tập để được tư vấn hướng đi tốt nhất.
Việc sinh viên có được thay đổi hay không còn bị ràng buộc nhiều điều kiện khác tùy theo trường, có thể gồm điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm chuẩn của ngành, phù hợp sở thích nghề nghiệp. Bên cạnh đó, các trường còn các loại hình đào tạo khác như vừa làm vừa học, từ xa, văn bằng 2... mỗi hình thức có quy định điều kiện xét tuyển, chuyển đổi tương ứng.
Ngay năm học đầu tiên, sinh viên cần phải tìm hiểu kỹ chương trình đào tạo để xác định mình chọn ngành có phù hợp với năng lực, sở thích hay không để sớm đưa ra quyết định. Trường hợp không thích học trường đó cũng cần quyết định ngay, đừng để kéo dài đến 2, 3 năm sau.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận