08/09/2024 13:21 GMT+7

Hàng ngàn người về xem đua bò chùa Rô

Ngày 8-9, Hội Nhiếp ảnh tỉnh An Giang phối hợp UBND xã An Cư, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang tổ chức lễ hội đua bò chùa Rô lần thứ 10 năm 2024.

Hàng ngàn người về xem đua bò chùa Rô lần thứ 10 - Ảnh 1.

Ban tổ chức đã trao giải nhất 10 triệu đồng cho đôi bò có số đeo 02 của ông Chau Thi (chạy đầu tiên) - Ảnh: BỬU ĐẤU

Lễ hội này do nhóm nhiếp ảnh vận động các nhà hảo tâm, nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên từ TP.HCM đến các tỉnh miền Tây để tổ chức lễ hội đua bò theo nghi thức dân gian của người Khmer.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, dù 7h30 mới bắt đầu làm lễ khai mạc lễ hội đua bò chùa Rô, nhưng hàng ngàn người đã đổ xô về chùa Rô tại xã An Cư, thị xã Tịnh Biên chật kín cả sân chùa. Xung quanh sân đua bò có hàng ngàn người vây kín chờ xem.

Nhiều cô chú U70, U80 là các nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên từ các tỉnh, thành phố khác cũng về chùa Rô túc trực để "săn ảnh". Có ít nhất gần 100 nhiếp ảnh gia đến từ các tỉnh, thành đổ về đây "săn ảnh" đua bò đầy phấn khởi.

Hàng ngàn người về xem đua bò chùa Rô lần thứ 10 - Ảnh 2.

24 đôi bò tranh tài gay cấn tại sân đua bò chùa Rô, xã An Cư, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang - Ảnh: BỬU ĐẤU

"Hầu như lễ hội đua bò năm nào tôi cũng sang An Giang chụp hình. Không có lễ hội nào độc đáo như lễ hội đua bò của người khmer này. Mỗi năm đều có nét riêng, cách chơi riêng của mỗi đội. Đây là nét văn hóa đẹp của đồng bào Khmer", ông Lê Đông, ngụ TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, nói.

Còn ông Hải, nhiếp ảnh gia đến từ TP.HCM cho hay anh theo đoàn từ TP.HCM xuống dự lễ hội đua bò được 2 lần. Lần trước anh theo bạn đi vội nên chưa chuẩn bị kịp như lần này. 

"Từ sáng đến giờ, tôi chụp thỏa thích các hình ảnh đôi bò thi đấu trên đường đua rất đẹp. Lễ hội này tranh đấu bằng năng lực, con bò nào mạnh sẽ thắng, không có mưu mẹo như các lễ hội mà tôi từng thấy", ông Hải nói.

Cận cảnh đôi bò số 02 chạy quyết liệt trong vòng bán kết - Video: BỬU ĐẤU

Đến gần 12h, ban tổ chức đã trao giải nhất cho đôi bò có số đeo 02 của ông Chau Thi, với phần thưởng là 10 triệu đồng, giải nhì 6 triệu đồng, giải 3 là 4 triệu đồng và giải khuyến khích là 1 triệu đồng. Đặc biệt, đội nào tham gia cũng được hỗ trợ 500.000 đồng/đôi bò đua. Toàn bộ chi phí do Hội Nhiếp ảnh tỉnh An Giang vận động.

Ông Huỳnh Phúc Hậu - chi hội trưởng Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh An Giang - cho biết lễ hội đua bò chùa Rô lần thứ 10 thu hút 24 đôi bò đến từ 2 huyện Tịnh Biên - Tri Tôn. 

Từ ngày xưa, đua bò là một lễ hội dân gian của người Khmer. Nhưng hiện nay đua bò không chỉ dành riêng cho đồng bào Khmer, mà được đông đảo bà con người Kinh yêu thích và cùng tham gia thi đấu.

Hàng ngàn người về xem đua bò chùa Rô  - Ảnh 3.

Ít nhất 100 nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyên và không chuyên từ TP.HCM đổ về An Giang chụp hình đua bò chùa Rô - Ảnh: BỬU ĐẤU

"Lễ hội đua bò chùa Rô được UBND xã An Cư đứng ra tổ chức đã chỉn chu, chuyên nghiệp hơn. Đây chính là mô hình xã hội hóa rất thành công có sự kết hợp giữa 3 nhà là "Nhà nước - nhà chùa - nhà tài trợ" trong việc bảo tồn và lan tỏa những di sản văn hóa đến khắp mọi nơi. Lễ hội đua bò đã mở đầu cho tết Sen Dolta của đồng bào Khmer", ông Hậu nói.

Hàng ngàn người về xem đua bò chùa Rô lần thứ 10 - Ảnh 7.Hàng ngàn người 'đội nắng' xem ngày hội đua bò Bảy Núi

TTO - Hàng ngàn người đổ xô về xem lễ hội đua bò Bảy Núi sau hơn 2 năm nghỉ vì dịch COVID-19. Hội đua bò là môn thể thao truyền thống của người Khmer, được tổ chức nhân dịp Tết sen Dolta.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên