Phóng to
1 xe SH = 20 đám cưới chuột (chiếc xe SH hàng mã đang được lắp ráp có giá 60.000 đồng trong khi một tập tranh đám cưới chuột 20 bức, mỗi bức bán chỉ 3.000 đồng)
Áp tết, cả làng rực lên các loại giấy màu được bồi, phết, nhuộm...
Phóng to
Người dương “chìm” trong sự xâm lấn của “người âm” ở một gia đình chuyên sản xuất hình nhân bằng giấy
Thôn nữ làng Đông Hồ giờ cắt giấy, phết hồ thành thạo và thu nhập chính lại từ những thứ giấy màu để đốt cho người chếtPhóng to Phải đạt đến đẳng cấp “nghệ nhân” hàng mã như anh Nguyễn Văn Sam mới được đặt hàng làm các bộ đồ lễ như thế
Thấp thoáng chỉ còn vài người làm tranh ở sân nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế để còn nhớ về một làng tranh có tên Đông Hồ
Có người nói làng tranh Đông Hồ giờ đã là làng vàng mã, vì quanh năm suốt tháng cả làng từ già trẻ lớn bé đều đã đổi nghề tranh sang làm hàng mã. Dân ở đây đã có câu “ráo tay hồ là nhà hết gạo”. Đi từ đầu làng tới cuối thôn, đâu đâu cũng sáng bừng lên sắc màu của các loại mũ mão, cân đai, hài hia, võng lọng, ngựa, xe, hình nhân... cho đến nhà lầu, ôtô, đôla, xe máy, tivi, tủ lạnh, máy bay...
Những tưởng kinh doanh phục vụ người sống mới nhanh nhạy, thức thời nhưng không ngờ phục vụ người chết cũng nhạy bén không kém. Chính vì thế mà chiếc mũ bảo hiểm giờ cũng trở thành một mặt hàng được các nhà sản xuất vàng mã ở đây đặt vào tầm ngắm để phục vụ các cụ ở dưới cõi âm.
Vào dịp giáp Tết âm lịch, trước nhu cầu tiêu dùng hàng mã cho việc cúng ông công ông táo, tất niên, giỗ kỵ nhiều vô kể, cả làng đang làm ngày đêm mà vẫn không đủ bán. Nhờ làm ôtô, xe máy giấy mà có người đã sắm ôtô, xe máy thật. Phú quí sinh lễ nghĩa, xưa các cụ chơi tranh, nay con cháu bỏ tranh sang “chơi” đồ mã. Âu đó cũng là nỗi buồn của một làng nghề thời mở cửa!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận