07/04/2021 11:47 GMT+7

Hàng cây ở khu Ngoại giao đoàn là phong lá đỏ?

PHẠM TUẤN
PHẠM TUẤN

TTO - Hàng cây ở khu Ngoại giao đoàn (Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có lá chuyển sang màu đỏ đẹp mắt vào mùa đông có phải là phong lá đỏ? Vì sao cây ở đây xanh tốt, còn ở đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng khô héo?

Hàng cây ở khu Ngoại giao đoàn là phong lá đỏ? - Ảnh 1.

Hàng cây được trồng trong khu Ngoại giao đoàn (Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị nhầm là phong lá đỏ - Ảnh: PHẠM TUẤN

Những ngày qua, thông tin Hà Nội sẽ bỏ toàn bộ hàng phong lá đỏ và thay thế bằng cây mới ở khu vực đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Theo nhà chức trách, sau gần 3 năm trồng tại địa điểm trên, phong lá đỏ chưa thích nghi với điều kiện khí hậu của Hà Nội, nhiều cây chết khô, sinh trưởng kém, ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị, do đó cần thay thế.

Nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao hàng cây "phong lá đỏ" đang được trồng ở khu Ngoại giao đoàn (Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cạnh Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam lại sinh trưởng tốt, mùa đông lá cây chuyển sang màu đỏ rất đẹp mắt?

Về việc này, ông Nguyễn Đức Mạnh, phó tổng giám đốc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội (đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc trồng và chăm sóc hàng phong lá đỏ tại tuyến đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng), cho hay hàng cây ở khu Ngoại giao đoàn không phải là phong lá đỏ.

"Theo tôi tìm hiểu, đây là cây sau sau. Loài cây này có lá rất giống phong lá đỏ, tới mùa đông lá lại ngả sang màu đỏ nên nhiều người bị nhầm lẫn", ông Mạnh giải thích.

Ông Lê Huy Cường, chuyên gia thuộc Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam, cũng xác nhận cây trồng ở khu Ngoại giao đoàn là sau sau, một loài cây bản địa của Việt Nam.

Hàng cây ở khu Ngoại giao đoàn là phong lá đỏ? - Ảnh 2.

Lá của cây sau sau rất giống phong lá đỏ - Ảnh: PHẠM TUẤN

Trước câu hỏi đơn vị có kế hoạch như thế nào trong việc di dời cây phong lá đỏ và phương án thay thế cây mới, ông Mạnh cho biết đơn vị đang phối hợp với các cơ quan liên quan tính toán kỹ các phương án cụ thể, tìm loài cây phù hợp nhất với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu Việt Nam.

Cây sau sau phân bố tại các tỉnh miền Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang. Tại Hà Nội, giống cây này được trồng nhiều tại khu đô thị Ngoại giao đoàn, tây Hồ Tây, khu vực Đại sứ quán Hàn Quốc...

Tại nhiều nơi như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan... cũng có sau sau.

Lá cây sau sau có hình dạng khá giống lá phong, để phân biệt người ta dựa vào thùy lá: lá sau sau xẻ thành 3 thùy và lá phong có 5-6 thùy tùy sinh cảnh sống. Ngoài ra cây sau sau có quả, trong khi phong lá đỏ không có.

Ở các tỉnh miền Bắc, lá non của cây sau sau được người dân dùng làm thực phẩm.

Hàng cây ở khu Ngoại giao đoàn là phong lá đỏ? - Ảnh 4.

Các cây sau sau đều phát triển xanh tốt, đường kính thân 20-30cm, cao khoảng 6-7m - Ảnh: PHẠM TUẤN

Hàng cây ở khu Ngoại giao đoàn là phong lá đỏ? - Ảnh 5.

Lá sau sau xẻ thành 3 thùy còn lá phong có 5-6 thùy tùy sinh cảnh sống. Quả sau sau có nhiều gai nhọn, mềm, còn phong lá đỏ không có quả - Ảnh: PHẠM TUẤN

Hàng cây ở khu Ngoại giao đoàn là phong lá đỏ? - Ảnh 6.

Cây sau sau tươi tốt vào mùa xuân sang hè, bắt đầu chuyển màu đỏ dịp cuối thu sang đông - Ảnh: PHẠM TUẤN

Hàng cây ở khu Ngoại giao đoàn là phong lá đỏ? - Ảnh 7.

Hàng cây sau sau phát triển xanh tốt ở Hà Nội - Ảnh: PHẠM TUẤN

Hàng cây ở khu Ngoại giao đoàn là phong lá đỏ? - Ảnh 8.

Trái ngược với hàng sau sau, hàng phong lá đỏ trên tuyến đường "lãng mạn nhất Hà Nội" chết khô, sắp phải thay thế - Ảnh: PHẠM TUẤN

Cây phong lá đỏ ở Hà Nội không phù hợp nên chết khô là tất yếu Cây phong lá đỏ ở Hà Nội không phù hợp nên chết khô là tất yếu

TTO - Dù đang trong mùa sinh trưởng tốt của cây phong lá đỏ, nhưng tại tuyến đường Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh, cây vẫn khẳng khiu, trơ trụi lá...

PHẠM TUẤN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên