Hà Nội vẫn tăng phí giữ xe dù bị phản ứng. Trong ảnh: bãi giữ xe trên phố Lý Thường Kiệt để vào phố đi bộ tối 6-1 - Ảnh: P.CHINH
TP.HCM đã đưa ra nhiều phương án để giảm xe cá nhân, tăng cường vận tải hành khách công cộng. Thế nhưng, nhiều phương án đưa ra vấp phải sự phản đối gay gắt từ người dân. Cứ thế tình trạng ùn tắc giao thông tại TP.HCM ngày càng nặng, thậm chí đã được báo chí miêu tả là "kinh hoàng".
Làm sao để hạn chế xe cá nhân, Tuổi Trẻ tiếp tục ghi nhận ý kiến của các chuyên gia:
* TS TRẦN QUANG THẮNG (viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TP.HCM):
Nên trưng cầu ý dân
Trong quá trình thực hiện bất kỳ một chính sách mới nào, Nhà nước phải kiên quyết, không bỏ dở giữa chừng. Người Việt Nam có đặc điểm là dễ phản ứng tiêu cực đối với những chủ trương, chính sách gây ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.
Vì vậy, trước khi ban hành một chính sách về kinh tế, xã hội, văn hóa..., cấp quản lý nên trưng cầu ý dân. Nhà quản lý có trách nhiệm tuyên truyền cho người dân nhận thức được giá trị mà chính sách mang lại.
TS TRẦN QUANG THẮNG (viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TP.HCM)
TP.HCM đã đưa ra nhiều phương án để giảm xe cá nhân, tăng cường vận tải hành khách công cộng. Thế nhưng, nhiều phương án đưa ra vấp phải sự phản đối gay gắt từ người dân. Phương án thu phí ôtô vào trung tâm gây tranh luận gay gắt.
Thực tế, phương án này đều đã được nước ngoài áp dụng. Cũng có nước thất bại phải bỏ quy định này. Hi vọng rằng lãnh đạo TP.HCM hãy cân nhắc thực trạng, lấy ý kiến người dân và thực hiện cho đến nơi đến chốn.
Kẹt xe đoạn nối chân cầu Nguyễn Tri Phương và cầu Chánh Hưng
Một số giải pháp hạn chế xe cá nhân đưa ra bàn nhiều nơi nhưng chưa thực hiện - Đồ họa: TẤN ĐẠT
* PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG (phó hiệu trưởng Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM):
Thực hiện nửa vời tạo thông lệ xấu
TP.HCM, Hà Nội đang đối mặt với tình trạng mật độ dân số đông đúc, lượng xe ngày càng gia tăng. Trong khi đó, diện tích đường chỉ có giới hạn, xuống cấp. Vì vậy, những phương án như tăng chi phí đậu xe, giữ xe, thu phí ôtô vào trung tâm... cần được thực hiện nhanh chóng, kiên trì.
Có như vậy, người dân mới hạn chế đi lại bằng xe cá nhân để sử dụng phương tiện công cộng.
PGS.TS NGUYỄN BÁ HOÀNG (phó hiệu trưởng Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM)
Thời gian qua, nhiều chính sách kinh tế, xã hội phải tạm ngưng, chỉ thực hiện nửa vời vì vấp phải sự phản đối của người dân. Điều này sẽ trở thành thông lệ xấu, các chính sách sau này cũng sẽ dễ dàng bị lung lay, trì trệ gây lãng phí tiền của dân.
Nhà quản lý nên có cái nhìn bao quát hơn, đừng ngại va chạm với khó khăn. Chúng ta cần thực hiện đến cùng để giúp người dân nhận thức được lợi ích từ những chính sách đó.
Kẹt xe cầu vượt Hoàng Hoa Thám
* Ông BÙI DANH LIÊN (chuyên gia giao thông):
Hà Nội tăng giá giữ ôtô là đúng
Việc Hà Nội tăng giá giữ xe đã được lấy ý kiến của các tổ chức xã hội toàn TP trước khi áp dụng, được HĐND TP thông qua.
Khi bàn về phương án tăng giá trông giữ xe, tôi được tham gia góp ý cho việc này thì cũng có bàn đến việc người dân sẽ phản ứng. Nhưng chúng ta phải đặt quyền lợi của cộng đồng, của TP lên trên.
Ông BÙI DANH LIÊN (chuyên gia giao thông)
Tất nhiên chính sách không thể đảm bảo quyền lợi của tất cả mọi đối tượng. Nếu cứ thấy một bộ phận người dân kêu, phản ứng mà không duy trì chính sách này thì quyền lợi chung của cộng đồng sẽ bị ảnh hưởng.
Không thể quản lý nhà nước theo kiểu đó được mà cần quyết liệt làm vì lợi ích chung của cộng đồng. Có những thứ mà người dân kêu đúng thì Nhà nước, chính quyền phải giải quyết.
Nhưng nếu thấy chính sách có lợi cho cộng đồng, cho sự phát triển của đất nước thì phải quyết liệt làm, không được ngại động chạm, nhạy cảm.
Cho xe máy chạy trên cầu vượt Hàng Xanh để tránh kẹt xe
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận