26/07/2014 07:00 GMT+7

Hạn chế rượu bia: cần nhiều biện pháp

V.V.THÀNH ghi
V.V.THÀNH ghi

TT - Vẫn còn nhiều bàn luận về các phương án hạn chế lạm dụng rượu bia do Bộ Y tế đưa ra, đặc biệt là phương án cấm bán rượu bia sau 22g ở một số địa điểm. Chúng tôi giới thiệu thêm một số ý kiến.

rM2vb5tF.jpgPhóng to
Tăng cường kiểm tra nồng độ cồn cũng là một biện pháp hạn chế lạm dụng rượu bia (ảnh chụp tại đường dẫn vào đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, H.Bình Chánh, TP.HCM) - Ảnh: Hữu Khoa

* ÔngLÂM THIẾU QUÂN (đại biểu HĐND TP.HCM):

Ủng hộ phương án 1

* BÙI THỊ AN (đại biểu quốc hội TP Hà Nội):

Làm rõ lực lượng kiểm tra

Những sự lạm dụng rượu bia vào lúc đêm khuya thường ảnh hưởng đến nhu cầu nghỉ ngơi yên tĩnh của cộng đồng. Chúng ta không thể cấm bán rượu bia cả ngày, cho nên cấm bán vào lúc đêm khuya là hợp lý. Tôi ủng hộ. Vấn đề là ở các thành phố lớn như TP Hà Nội có rất nhiều nhà hàng, quán bar, quán karaoke, quán bán hàng ăn trên vỉa hè... bán rượu bia lúc đêm khuya, vậy thì cùng với quy định cấm này, ban soạn thảo luật cần làm rõ tổ chức lực lượng như thế nào để đi kiểm tra, giám sát, xử phạt. Cũng không nên đẻ ra thêm cơ cấu, tổ chức mới mà nên tận dụng các cơ quan chức năng sẵn có để triển khai quy định này.

Tôi cho rằng cần thiết phải có một quy định hạn chế lạm dụng rượu bia. Về ba phương án được cho là mềm dẻo hơn của Bộ Y tế, tôi nghiêng về phương án 1 hơn: chỉ cấm bán rượu bia từ sau 22g đến 6g sáng hôm sau ở một số khu vực nhất định. Còn nhiều nơi không nên hạn chế thời gian bán rượu bia, ví dụ ở các khách sạn, địa điểm du lịch, khách uống bia chừng mực không nên bị cấm.

Phương án 2, Bộ Y tế đề xuất giao trách nhiệm cho mỗi địa phương đề ra các giải pháp hạn chế lạm dụng rượu bia, theo tôi, sẽ khó thực hiện vì không mang tính nhất quán.

Đã là quy định thì phải mang tính thống nhất cao, áp dụng nhiều địa phương, chứ mỗi địa phương ra một quy định khác nhau sẽ tạo ra sự “rối loạn” trong việc hạn chế lạm dụng rượu bia. Phương án 3 cũng không khả thi vì còn liên quan đến nhiều chính sách khác, trái quy luật cung - cầu, vì nếu nguồn cung này bị hạn chế thì người tiêu dùng tìm nguồn khác.

* Luật sưTRƯƠNG TRỌNG NGHĨA

Đừng chăm chăm vào việc cấm bán

Việc cấm bán rượu bia từ 22g đến 6g sáng hôm sau, mặc dù Bộ Y tế có điều chỉnh chỉ cấm ở một số khu vực nhất định và có lộ trình, nhưng cấm đại trà như vậy có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền tiêu dùng hợp pháp của người dân, ảnh hưởng đến ngành du lịch.

Vấn đề ở đây là chống lạm dụng rượu bia chứ không phải cấm uống rượu bia nói chung. Cấm bán rượu bia sau 22g thì người ta vẫn có thể mua, tích trữ và uống được kể từ sau 22g. Chưa kể, từ 6g sáng đến 22g, nạn lạm dụng rượu bia vẫn có thể xảy ra với cường độ cao.

Chống lạm dụng rượu bia là việc phải làm, nhưng trước khi ban hành thành quy định phải được nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng, tùy từng đối tượng mà đề ra các giải pháp phù hợp. Cần tổng hợp nhiều biện pháp, trong đó biện pháp xây dựng ý thức tự giác của con người là tốt nhất.

Ví dụ, chúng ta có thể luật hóa việc đưa nội dung chống lạm dụng rượu bia vào các chương trình giáo dục từ bậc phổ thông cơ sở, phải giáo dục con người từ nhỏ, dần dần tạo được ý thức và ứng xử tốt khi lớn lên. Làm vậy, việc chống lạm dụng rượu bia mới mang tính chiến lược, lâu dài, căn cơ.

Về các giải pháp mạnh hơn thì thay vì chăm chăm vào việc cấm bán theo giờ giấc, nên có những quy định tác động vào đối tượng sử dụng rượu bia. Ví dụ, ở các nước phát triển, người ta cấm uống rượu bia đối với độ tuổi dưới 14 hoặc dưới 16.

Quy định ràng buộc cả người lớn, ví dụ nếu cha mẹ cho phép hay tiệm quán bán rượu bia cho đối tượng bị cấm thì khi bị phát hiện cũng sẽ bị phạt hoặc liên đới trách nhiệm nếu xảy ra thiệt hại.

Ở các nước đó, người bán có quyền yêu cầu người mua trình chứng minh nhân dân để xác định độ tuổi được phép uống rượu bia hay không. Như vậy sẽ hạn chế được rất nhiều việc lạm dụng rượu bia của lứa tuổi thanh thiếu niên.

* Trung táNGUYỄN BÌNH TÂM (đội trưởng đội CSGT Công an Q.Bình Tân):

Cấm luôn việc lái xe máy uống rượu bia

Tôi cho rằng quy định hạn chế rượu bia là cần thiết, thậm chí vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe người dân và đảm bảo an toàn giao thông, trật tự xã hội.

Quy định thế nào để hiệu quả thì theo tôi, ở tầm cơ sở khó đưa ra phương án khả thi. Nhưng cần có các quy định mang tính hệ thống từ quản lý cấp phép sản xuất bia rượu, phân phối, quảng cáo, tiếp thị và sau đó tới các địa điểm bán, thời gian bán.

Nếu chỉ cấm bán rượu bia sau 22g, tôi chưa biết quy định về tổ chức bộ máy kiểm tra như thế nào, có khả thi hay không.

Riêng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn giao thông, theo tôi, nên cấm luôn việc uống rượu, bia điều khiển xe môtô, xe gắn máy. Vì hiện nay quy định cấm người điều khiển ôtô uống rượu bia, còn người điều khiển xe gắn máy thì được khi nồng độ cồn trong hơi thở, trong máu không vượt mức cho phép. Điều này là bất cập, vì với mỗi người tửu lượng có khác nhau, với một người, mỗi ngày cũng có tửu lượng khác nhau.

V.V.THÀNH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên