Phóng to |
Ảnh: M.TRƯỜNG |
Trong lúc cảnh sát giao thông đang xử lý vụ tai nạn nói trên thì bốn ôtô khác đã tông nhau trên cầu và hậu quả chiếc nào cũng bị móp méo, hư hỏng. Rất may cả hai vụ tai nạn trên đều không có thương vong về người.
Do tai nạn xảy ra vào giờ cao điểm nên xe cộ bị ùn ứ trên cầu Sài Gòn hơn một giờ.
Xắn núi Hồng Lĩnh bán
Nhiều bạn đọc ở xóm 6, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) phản ảnh thời gian qua dãy núi Hồng Lĩnh bị “múc đất” bán một cách không thương tiếc. Đến nơi, chúng tôi thấy những chiếc xe chuyên dụng thò những chiếc gàu múc từng khối đất ở núi Hồng Lĩnh đổ lên những chiếc xe tải siêu trọng (trên 20m3) chở đi. Nhìn cảnh này, một người dân ở xã Xuân Hồng tiếc rẻ: “Vậy là ngọn núi Hồng Lĩnh sắp biến mất”.
Phóng to |
Cách đây hai tháng ngọn núi Hồng Lĩnh là một đồi thông xanh tốt |
Ông Trần Duy Trinh, trưởng phòng khoáng sản Sở TN - MT Hà Tĩnh, cho biết UBND tỉnh cấp mỏ đất ở núi Hồng Lĩnh cho doanh nghiệp Châu Tuấn khai thác để phục vụ dự án đê bao Hội Thống và san lấp mặt bằng các dự án hạ tầng ở huyện Nghi Xuân. Từ năm 2008, tỉnh đã cấp cho doanh nghiệp này một mỏ đất 2,2ha và nay tiếp tục cấp một mỏ đất liền kề 5ha.
Theo ông Trần Minh Kỳ, phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh cấp mỏ đất cho doanh nghiệp Châu Tuấn theo đề xuất của huyện Nghi Xuân. Sau khi khai thác xong, doanh nghiệp này sẽ hoàn thổ, san phẳng mặt bằng và trồng cây trả lại nguyên trạng.
Phóng to |
Nay đồi thông đã bị cạo trọc và núi đã bị đào bới nham nhở để khai thác đất - Ảnh: V.ĐỊNH |
* Hố ga không nắp trước cửa nhà dân. Đó là hố ga trước nhà 788 Kha Vạn Cân, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức (TP.HCM). Hố ga này sâu hơn 1m, phía dưới có nhiều thanh sắt nhọn trông rất nguy hiểm (ảnh). Nhận được thông tin từ Tuổi Trẻ, đại diện thanh tra Sở Giao thông vận tải TP hứa sẽ kiểm tra và nhắc nhở đơn vị thi công che chắn cẩn thận hố ga nói trên khi chưa thi công xong.
* Nắp hố ga thoát nước trước nhà 138A Đình Phong Phú, P.Tăng Nhơn Phú B, Q.9 (TP.HCM) bị bể hơn mười ngày nay. Hố ga này nằm ngay giữa tim đường trong khi ban đêm ở đây không có đèn chiếu sáng nên rất nguy hiểm cho người đi đường. Đại diện UBND P.Tăng Nhơn Phú B cho biết phường đã nhận được phản ảnh của người dân và báo cáo với ban quản lý dự án quận để có hướng khắc phục trong thời gian sớm nhất. (Mậu Trường) * Lập bãi giữ xe trên lề đường để... chống lấn chiếm lề đường! Sáng 16-8, khu vực lề đường trước ký túc xá Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng (931-935 Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5, TP.HCM) bỗng dưng xuất hiện bãi giữ xe khiến người đi đường không còn lối đi (ảnh). Theo bà Nguyễn Thị Thúy Ngà - phó chủ tịch UBND P.1, Q.5, tình hình an ninh tại khu vực trên khá phức tạp. Lòng lề đường trước Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và ký túc xá Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng thường xuyên bị hàng quán lấn chiếm nên quận chủ trương lập bãi xe này nhằm giữ trật tự và chống lấn chiếm lề đường. Cũng theo bà Ngà, bãi giữ xe này cam kết thu đúng giá quy định: 2.000 đồng/xe máy. (QUỐC NGỌC)
* Xe khách chiếm dụng điểm chờ xe buýt. Ngày 16-8, bạn đọc Đỗ Thanh Hiên (ngụ đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội) phản ảnh: “Hai điểm chờ xe buýt cạnh cổng Bảo tàng Dân tộc học VN và bến đỗ đối diện, cạnh cổng công viên Nghĩa Đô bị chiếm dụng làm bãi đỗ ôtô, xe khách, xe đưa đón học sinh... khiến xe buýt và những người chờ xe buýt bị che mất tầm nhìn (ảnh)”.
Không riêng hai điểm chờ xe buýt nói trên, hiện nay nhiều điểm chờ xe buýt trên các tuyến phố của Hà Nội đã bị cành cây che khuất, bị chiếm dụng làm điểm bán hàng khiến người chờ xe phải đứng dưới lòng đường rất nguy hiểm. Ông Dương Thế Bình, cán bộ Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội, cho biết trung tâm đang phối hợp với Thanh tra giao thông vận tải Hà Nội rà soát các điểm chờ xe buýt bị xe cộ, hàng rong, hàng nước... chiếm dụng. Riêng hai điểm chờ xe buýt bị chiếm dụng làm bãi đỗ xe nói trên, trung tâm sẽ kiểm tra ngay để có biện pháp xử lý. (Nguyễn Hà) * Chưa xây đường dẫn lên cầu do vướng đền bù, giải tỏa. Cầu Bản ở xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đã xây xong từ tháng 1-2011 nhưng đến nay vẫn chưa xây đường dẫn lên cầu (ảnh).
Ông Đặng Văn Chín - giám đốc Ban quản lý các dự án đầu tư cơ bản huyện Nghĩa Hành, cho biết việc chậm xây đường dẫn lên cầu Bản là do dự án chạy qua đồng ruộng lúa nước và cây hoa màu của 10 hộ dân ở đây. Theo quy định, mỗi hộ dân chỉ được đền bù thiệt hại cho cây trồng một vụ, nhưng người dân yêu cầu phải đền bù thêm ba vụ sau đó nên hiện còn vướng ở khâu đền bù, giải tỏa mặt bằng. (D.QUẤT) n Đường Hoàng Quốc Việt thành chợ trái cây. Nhiều tháng nay, vỉa hè đường Hoàng Quốc Việt, đoạn thuộc P.Nghĩa Đô, Q.Cầu Giấy (Hà Nội) trở thành nơi bán trái cây. Ông Nguyễn Minh Tâm, nhà ở ngõ 120 Hoàng Quốc Việt, phàn nàn: “Nhiều người dừng ôtô, xe máy để mua trái cây gây nhốn nháo và làm mất mỹ quan cả tuyến đường”. Ông Trần Minh, trưởng Công an P.Nghĩa Đô, cho biết do lực lượng an ninh phường quá mỏng nên đành lực bất tòng tâm trước nạn lấn chiếm vỉa hè ở khu vực trên. “Chúng tôi dẹp buổi sáng thì đến chiều họ lại bày ra bán, dẫu chúng tôi từng thu giữ trái cây, xử phạt hành chính nhiều lần” - ông Minh nói. (Nguyễn Hà) ---------------------------------- Cảm ơn các bạn đọc: Cẩm Hương, Thuận, bạn đọc có số điện thoại 383830... và nhiều bạn đọc khác đã gọi đến đường dây nóng báo các tin trên cho Tuổi Trẻ. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận