Hai sao chết đụng nhau đứng đầu 8 sự kiện khoa học 2017
MINH ANH (Nguồn: BBC)
TTO - Phát hiện sóng hấp dẫn từ vụ va chạm của hai ngôi sao chết, tìm thấy thêm nhiều 'Trái đất'... là những sự kiện khoa học nổi bật 2017 do BBC bình chọn.
Khoảnh khắc ấn tượng khi hai ngôi sao va chạm - Ảnh: PA
Va chạm giữa hai vì sao chết
Năm 2017, các nhà khoa học dò ra sóng hấp dẫn của Einstein từ một nguồn mới - sự va chạm của hai ngôi sao chết, hay còn gọi là sao neutron.
Phát hiện đầu tiên về sóng này được công bố năm 2016, khi nhóm nghiên cứu thuộc dự án LIGO mô tả sự giãn nở của không gian thông qua sự hợp nhất của hai lỗ đen cách xa nhau.
Kết quả được ca ngợi như là xuất phát điểm cho một ngành mới của thiên văn học, sử dụng sóng hấp dẫn để thu thập dữ liệu về các hiện tượng vũ trụ.
Vụ nổ xảy ra trong một dải thiên hà thuộc chòm sao Hydra cách trái đất hàng tỉ tỉ kilômet. Một số thông số đáng kinh ngạc được ghi nhận xung quanh vụ va chạm này.
Chẳng hạn, sao nơtron đậm đặc đến nỗi một thìa cà phê có thể cân nặng một tỉ tấn. Nhóm nghiên cứu cũng xác nhận những vụ va chạm như vậy dẫn tới việc sản sinh ra vàng và bạch kim tồn tại trong vũ trụ.
Sứ mệnh cuối của tàu vũ trụ Cassini
Mỹ rút khỏi Thỏa thuận chung Paris
Tuy nhiên, vào 1-6, Tổng thống Trump tổ chức họp báo ở Rose Garden của Nhà Trắng tuyên bố Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định nói trên.
Ông Trump nói: "Để hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng là bảo vệ đất nước và công dân Hoa Kỳ, Hoa Kỳ sẽ rút khỏi hiệp định khí hậu Paris... nhưng bắt đầu các cuộc đàm phán để quay trở lại hoặc là hiệp định Paris hoặc là một thỏa thuận mới với các điều khoản công bằng cho Hoa Kỳ".
Tuyên bố này vấp phải chỉ trích mạnh mẽ từ Đảng Dân chủ và các nhà lãnh đạo thế giới như cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry.
Phát hiện thêm nhiều "Trái đất"
Năm nay, các nhà thiên văn học phát hiện ra một hệ thống hành tinh với bảy hành tinh có cùng kích cỡ với Trái đất. Những hành tinh này quay quanh một ngôi sao chủ.
Điều thú vị là ba trong số các hành tinh có thể có nước trên bề mặt, một dấu hiệu quan trọng của sự sống.
Họ hàng gần đây của con người
Năm nay cũng có nhiều tin tức chấn động khác về sự tiến hóa của loài người. Năm 2015, khi các nhà khoa học công bố tìm thấy phần còn lại của 15 bộ xương thuộc một loài mới, Homo naledi, nó đã trở chủ đề nóng hổi trên khắp thế giới.
Vào thời điểm đó, các nhà nghiên cứu không thể nói chắc các mẫu vật này bao nhiêu tuổi, nhưng cho rằng một số đặc điểm nguyên thủy cho thấy chúng có thể lên đến 3 triệu năm tuổi.
Năm nay, trưởng nhóm nghiên cứu Lee Berger tuyên bố rằng những hóa thạch này chỉ khoảng 200.000-300.000 năm tuổi và có thể không phải là tổ tiên của loài người hiện đại. Homo naledi thậm chí có thể đã từng gặp gỡ các các thành viên sơ khai của loài người hiện đại - Homo sapiens.
Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận