16/11/2024 14:53 GMT+7

Hai người cắm cờ Việt Nam tại nhà thờ Đức Bà Paris thăm nạn nhân chất độc da cam ở Củ Chi

Củ Chi đất thép thành đồng, nơi thấm đẫm máu anh hùng và còn in dấu đau thương từ chiến tranh chống Mỹ, là điểm đến đầu tiên của hai nhân vật người Thụy Sĩ trong hành trình thăm TP.HCM.

Hai người cắm cờ Việt Nam tại Paris thăm nạn nhân chất độc da cam tại huyện Củ Chi  - Ảnh 1.

Đoàn người Thụy Sĩ gặp gỡ bà Bảy Mô, người nữ du kích, dũng sĩ diệt Mỹ (áo bà ba đen) tại chiến trường miền Nam năm xưa - Ảnh: HỮU HẠNH

Sáng 16-11, hai nhân vật treo cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên chóp nhà thờ Đức Bà Paris đã đến thăm đền Bến Dược, tặng quà gia đình chính sách và nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam (tại huyện Củ Chi).

Đền Bến Dược được xây dựng để tưởng niệm hàng chục nghìn anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đặc biệt là những người đã chiến đấu và hy sinh tại vùng đất thép Củ Chi và khu vực Sài Gòn - Gia Định.

Trong đền, bia ghi tên hơn 44.700 anh hùng liệt sĩ thuộc mọi tầng lớp, gồm cả những người dân không rõ danh tính. 

Đây không chỉ là nơi tôn vinh các chiến sĩ đã chiến đấu tại Củ Chi, mà còn là biểu tượng chung cho những người đã góp phần bảo vệ độc lập, tự do của miền Nam và cả nước.

Đối với những người từng đứng về phía chính nghĩa trong phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam, việc gặp gỡ các nạn nhân chất độc da cam là cơ hội để họ hiểu sâu hơn về những hậu quả đau thương mà chiến tranh để lại.

Một số hình ảnh chuyến thăm của hai nhân vật tại Củ Chi:

Hai người cắm cờ Việt Nam tại Paris thăm nạn nhân da cam tại huyện Củ Chi   - Ảnh 2.

Hai nhân vật người Thụy Sĩ lặng người trước hàng nghìn tấm bia tại đền Bến Dược, nơi khắc tên những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, trong đó có cả những con người vô danh, mãi mãi bất tử trong lòng đất mẹ - Ảnh: HỮU HẠNH

Hai người cắm cờ Việt Nam tại nhà thờ Đức Bà Paris thăm nạn nhân chất độc da cam ở Củ Chi - Ảnh 4.

Thắp nén hương cho các anh hùng, liệt sĩ tại đền Bến Dược, hai nhân vật này tâm tình rằng, 30 giờ đồng hồ họ treo lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên cũng chính là lúc họ được trở thành người lính, đồng hành cùng cuộc chiến đấu của Việt Nam - Ảnh: HỮU HẠNH

Hai người cắm cờ Việt Nam tại Paris thăm nạn nhân da cam tại huyện Củ Chi   - Ảnh 4.

Ông Olivier Parriaux và ông Bernard Bachelard nhẹ nhàng chạm tay vào miệng lỗ mối nhỏ hẹp tại Củ Chi, như chạm vào dấu ấn kiên cường của quân dân Việt Nam trong lòng đất thép bất khuất - Ảnh: HỮU HẠNH

Hai người cắm cờ Việt Nam tại Paris thăm nạn nhân chất độc da cam tại huyện Củ Chi  - Ảnh 5.

Chứng kiến những cơ thể khiếm khuyết và di chứng bẩm sinh của thế hệ con cháu nạn nhân sau này, hai nhân vật Thụy Sĩ cảm nhận sâu sắc sự tàn khốc của chiến tranh tại Việt Nam - Ảnh: HỮU HẠNH

Hai người cắm cờ Việt Nam tại Paris thăm nạn nhân da cam tại huyện Củ Chi   - Ảnh 6.

Ông Olivier ôm lấy nạn nhân chất độc da cam, như một sự sẻ chia đến những con người đang gánh chịu di chứng nặng nề của chiến tranh - Ảnh: HỮU HẠNH

Hai người cắm cờ Việt Nam tại Paris thăm nạn nhân chất độc da cam tại huyện Củ Chi  - Ảnh 7.Hai người treo cờ Việt Nam lên nóc nhà thờ Đức Bà Paris đến TP.HCM

Sau hơn 50 năm treo lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên chóp tháp nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp), 2 công dân người Thụy Sĩ lần đầu đặt chân đến Việt Nam.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên