Việc kéo dài xử lý công trình 8B Lê Trực khiến người mua nhà bức xúc kéo băng-rôn tới đòi nhà ngày 24-10 vừa qua - Ảnh: LÂM HOÀI
Nếu cắt dọc - toàn bộ hệ thống kết cấu sẽ ảnh hưởng, làm phá vỡ kết cấu của tất cả các tầng của tòa nhà, thậm chí nếu làm như vậy sẽ phải triển khai chống đỡ từ dưới hầm lên. Còn nếu cắt ngang - thì đơn giản hơn. Nhưng vấn đề phải giải quyết thống nhất được với chủ đầu tư. Vì việc xử lý công trình kết hợp nhiều vấn đề về diện tích vi phạm, chiều cao vi phạm, chứ không chỉ số tầng…
Ông Trần Việt Trung - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội
Theo ông Trung, UBND TP Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng xin ý kiến về việc xử lý công trình 8B Lê Trực.
Đến ngày 16-11 vừa qua, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi cho TP Hà Nội nêu rõ đã giao nhiệm vụ cho 2 đơn vị gồm: Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng và Viện Khoa học xây dựng phối hợp cùng Hà Nội để cùng rà soát, xác định phương án xử lý công trình nói trên.
Ông Trung cho hay, hiện tại vẫn chưa đưa ra được phương án xử lý cuối cùng cho công trình.
Tuổi Trẻ Online dẫn thông tin từ Bộ Xây dựng khẳng định bộ này cho biết trách nhiệm và thẩm quyền xử lý công trình thuộc về TP Hà Nội, đồng thời đặt vấn đề với ông Trung: Hai đơn vị của Bộ Xây dựng sẽ tham gia với góc độ chuyên gia, tư vấn về chuyên ngành hay về góc độ là đơn vị quản lý nhà nước về xây dựng?
Ông Trung chỉ trả lời chung chung, trong hai đơn vị nêu trên, Viện Khoa học công nghệ xây dựng là đơn vị tư vấn để giúp cho Hà Nội, còn Cục Giám định là cơ quan quản lý về nhà nước nhưng tham gia vào định hướng về phương án xử lý.
"Chúng tôi thực tế đã làm việc với hai đơn vị, ngoài hai đơn vị trên chúng tôi sẽ mời thêm các nhà khoa học của các trường đại học hoặc các chuyên gia đầu ngành về kết cấu công trình tham gia vào. Cái này phải làm rất thận trọng, vì nếu không thận trọng sau này dễ vướng những thứ khó lường được".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận