Tuy nhiên ông Động nhấn mạnh, số tiền chi cho việc bắn pháo hoa là từ nguồn đóng góp, tài trợ của các doanh nghiệp chứ không phải từ ngân sách nhà nước.
Ông Động cho biết, trước khi Ban Bí thư có chỉ thị yêu cầu các địa phương thì thành phố Hà Nội đã quyết định bắn pháo hoa tại 30 điểm trên 30 quận, huyện của thành phố (trong đó có 6 điểm tầm cao và 24 điểm tầm thấp).
“Nhưng mới đây, Ban Bí thư đã có chỉ đạo tất cả các địa phương không bắn pháo hoa dịp Tết để tiết kiệm thì chắc chắn thành phố Hà Nội sẽ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo này. Có nghĩa rằng Tết Nguyên Đán năm nay, Hà Nội sẽ không bắn pháo hoa. Mặc dù Thành ủy Hà Nội chưa quyết định (sẽ dừng bắn pháo hoa hay không - PV) nhưng Ban Bí thư đã có chỉ đạo thì chắc chắn Hà Nội sẽ gương mẫu thực hiện” - ông Động khẳng định.
Ông cũng nói thêm, việc không bắn pháo hoa dịp Tết cũng sẽ không làm mất đi phần vui của việc đón Xuân, đón Tết, vì thành phố đã chuẩn bị nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật phục vụ người dân.
“Nếu như dự kiến bắn pháo hoa tại 6 điểm tầm cao và 24 điểm tầm thấp thì thành phố sẽ chi khoảng 10 tỉ đồng. Nhưng xin nhắc lại, tất cả tiền bắn pháo hoa là do doanh nghiệp tài trợ chứ thành phố không dùng ngân sách cho việc này. Nếu không bắn pháo hoa thì Hà Nội sẽ tiết kiệm được 10 tỉ đồng” - ông Động cho biết.
Trả lời câu hỏi của báo chí về trường hợp nếu Hà Nội đã đặt hàng cho việc bắn pháo hoa rồi mà không làm nữa thì sẽ giải quyết thế nào, ông Động nói rằng, việc này thành phố đã giao cho Bộ tư lệnh thủ đô làm, nên bản thân ông cũng chưa nắm được là Bộ tư lệnh thủ đô đã ký hợp đồng chưa.
“Nhưng tinh thần là Ban Bí thư đã có chỉ đạo dừng bắn pháo hoa thì sẽ Hà Nội sẽ dừng” - ông Động nhắc lại.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận