Điểm tập kết rác thải sinh hoạt tại đường Phan Văn Trị, Q. Bình Thạnh gây ô nhiễm - Ảnh: THU HIẾN
Ông Nguyễn Hữu Tiến - phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam - phát biểu tại hội thảo rằng cơ chế chính sách, văn bản pháp luật về quản lý chất thải rắn đã được ban hành khá đầy đủ. Tuy nhiên, những chính sách ưu đãi, khuyến khích cần thay đổi để phù hợp với tình hình thực thế của vùng miền và địa phương.
Đại diện Công ty TNNH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội nói thêm, một trong những khó khăn và tồn tại trong lĩnh vực vệ sinh môi trường Hà Nội hiện nay là các khu xử lý chất thải rắn quá tải. Dự kiến đến năm 2020, nếu không có hệ thống chính sách phù hợp, Hà Nội sẽ rơi vào khủng hoảng rác.
GS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, viện trưởng Viện Môi trường đô thị và công nghệ Việt Nam, nhận định một số cơ chế chính sách cần phải thay đổi để phù hợp với thực tiễn, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Chính quyền đô thị phải có trách nhiệm thu hút nguồn lực xã hội tham gia dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải,
Theo báo cáo về cơ chế, chính sách trong quản lý chất thải sinh hoạt đô thị của Bộ Xây dựng, những rào cản chính làm hạn chế hiệu quả quản lý chất thải rắn là do nguồn lực chủ yếu từ ngân sách nhà nước, cơ chế ưu đãi cho các hoạt động tái chế còn thiếu cụ thể, các phương tiện thu gom rác còn thiếu...
Công ty TNNH một thành viên Môi trường đô thị TP.HCM mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành sớm có các quy định cần định mức phù hợp với tình hình thực tiễn và đặc thù của từng địa phương. Sớm ban hành quy định áp dụng công nghệ do doanh nghiệp trong nước nghiên cứu. Có chính sách hỗ trợ tín dụng nhà nước, thuế phí cho các công trình đầu tư, dự án tái chế. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho sản xuất, phát triển thị trường nguyên liệu thứ cấp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận