Đôi sư tử đá trước cửa di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố chùa Gia Quất, Long Biên, Hà Nội trước khi di dời (ảnh chụp tháng 9-2014) - Ảnh: V.V.Tuân |
Ngày 13-1, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trương Minh Tiến - Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Hà Nội, cho biết thông tin này.
Trước đó, từ tháng 9-2014, UBND TP đã có văn bản chỉ đạo Sở VH-TT&DL và các quận, huyện tổ chức di dời các hiện vật như sư sử đá - vật phẩm lạ khỏi các di tích trên địa bàn TP. Theo đánh giá của UBND TP Hà Nội, việc sử dụng hiện vật sư sử đá, vật phẩm lạ tại các di tích là không đúng quy định, không phù hợp với truyền thống văn hóa VN. |
Theo ông Tiến, qua rà soát cho thấy có nhiều di tích ở các quận, huyện có sư tử đá có nguồn gốc từ Trung Quốc được cúng tiến vào di tích.
“Tình trạng sư tử đá ngoại lai rải đều ở các di tích của quận, huyện. Trong đó riêng quận Long Biên đã di dời được hơn 30 sư tử đá ra khỏi di tích" - ông Tiến cho hay.
Cũng theo ông Tiến, việc di dời sư tử ngoại lai ra khỏi các di tích tưởng chừng dễ thực hiện, nhưng thực tế có nhiều khó khăn.
“Khó khăn thứ nhất là người dân chưa hiểu thấu đáo về vật cúng tiến, ngay cả một số cán bộ văn hóa cũng chưa nắm được chính xác sự khác biệt giữa linh vật ngoại lai và thuần Việt. Khó khăn thứ hai là bản thân người cúng tiến và nơi tiếp nhận còn cho rằng đó là vấn đề tâm linh nên còn chần chừ. Rồi kinh phí để di dời cũng không có, ví như để di dời được thì tiền đâu thuê cẩu, tiền đâu thuê nhân lực bốc dỡ đi, đấy là vấn đề chưa có sự chỉ đạo thống nhất” - ông Tiến nói.
Tuy nhiên, ông Tiến cho rằng, trước tình trạng nở rộ sư tử ngoại lai tại các di tích, nếu chính quyền địa phương quyết liệt thì dù người cúng tiến còn lấn cấn vẫn có thể di dời được.
“Hiện nay Sở và các quận, huyện vẫn tiếp tục rà soát và sẽ tiếp tục di dời sư tử ngoại lai ra khỏi di tích theo chỉ đạo của Thành phố” - ông Tiến khẳng định.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận