Tam giác mạch chủ yếu được trồng tại các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc
Tam giác mạch được biết đến như một "đặc sản" của vùng cao nguyên đá Hà Giang. Những ngày này, trên các triền núi, các khu ruộng bậc thang, người dân tất bật thu hoạch tam giác mạch chín.
Tam giác mạch được trồng từ tháng 9 và thu hoạch vào tháng 12 hàng năm, được trồng chủ yếu tại các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Anh Làu Minh Gió (Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) đang cùng gia đình thu hoạch ruộng tam giác mạch của gia đình. Năm nay, gia đình anh trồng hơn 700m2 tam giác mạch, đây cũng là năm thứ 3 gia đình anh trồng loại cây này.
"Mỗi năm tính ra được khoảng hơn 1 triệu đồng nếu bán, nhưng chủ yếu gia đình trồng để nấu rượu, làm bánh. Sau khi lấy hạt, cây được dùng để làm thức ăn cho gia súc", anh Gió chia sẻ.
Sau khi thu hoạch, tam giác mạch được tận dụng triệt để. Hạt tam giác mạch được người dân sử dụng làm bánh, làm rượu, cây để dùng để làm thức ăn cho gia súc.
Tại những phiên chợ vùng cao, bánh tam giác mạch trở thành món quà ngon trong dịp cuối năm.
Trên cung đường, nhiều khu ruộng tam giác mạch hoa vẫn còn đang nở rộ.
Tam giác mạch không chỉ mang lại giá trị kinh tế, mà vào mùa du lịch mỗi ruộng hoa còn trở thành một điểm du lịch hút khách. Mỗi lượt khách tham quan, chụp ảnh sẽ trả cho chủ vườn 10.000 đồng/người.
Một số vườn hoa tam giác mạch vẫn đang nở. Mỗi lượt du khách tham quan chụp ảnh sẽ trả 10.000 đồng/lượt cho chủ vườn
Tam giác mạch được trồng chủ yếu vào tháng 9 và thu hoạch vào tháng 12
Tam giác mạch sau khi thu hoạch được dùng làm bánh, rượu và thức ăn cho gia súc
Mỗi gia đình thường trồng ruộng nhỏ chủ yếu để sử dụng trong gia đình
Một cô gái đang thu hoạch tam giác mạch
Sau khi thu hoạch, người dân sử dụng phương pháp thủ công để tách hạt ra khỏi thân cây
Bánh tam giác mạch, một món quà "đặc sản" của vùng cao Hà Giang với giá 10.000 đồng/chiếc
Những phụ nữ bán bánh tam giác mạch tại phiên chợ
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận