Biểu diễn Hầu đồng - Ảnh: NGUYỄN Á |
Khi biết tin tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (), - nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa VN, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng VN - đã thốt lên: “Mừng quá. Tôi đã “chiến đấu” vì đạo Mẫu từ rất lâu rồi”.
Trước sự mơ hồ cả hoài nghi của một số người về đạo Mẫu, ông chia sẻ: “Giá trị bao trùm của tín ngưỡng thờ Mẫu là sản sinh ra một quan niệm về người mẹ tự nhiên. Người mẹ ở đây là môi trường xung quanh chúng ta. Nếu khai thác được điều này thì sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề bảo vệ môi trường. Đó là quan niệm sâu sắc của người Việt.
Trong đạo Mẫu có khoảng 50 vị thần, phần lớn đều là những nhân vật lịch sử và những nhân vật huyền thoại gắn với lịch sử, có công với dân với nước.
Nên thờ cúng đạo Mẫu chính là thờ cúng những người có công với dân với nước và chứa đựng chủ nghĩa yêu nước. Người dân thông qua những nghi lễ đạo Mẫu đã tái hiện hình ảnh những người có công với dân với nước.
Diện mạo thứ ba trong đạo Mẫu là trong mấy chục vị thần của đạo Mẫu có hàng chục vị thần là người dân tộc thiểu số gắn với môi trường xã hội, môi trường nhân văn nên khi hầu đồng sẽ mang theo toàn bộ văn hóa của dân tộc vào trong nghi lễ.
Vì thế có thể gọi người mẹ trong đạo Mẫu là người mẹ đa văn hóa.
Bên cạnh những giá trị đó, cũng có những khía cạnh về đạo Mẫu khiến tôi lo lắng. Như việc nhiều người lợi dụng tín ngưỡng đạo Mẫu để trục lợi về kinh tế. Vì vậy bên cạnh việc tôn vinh di sản này thì mỗi người dân cũng như cơ quan quản lý cần phải có cách nào đó để hạn chế những mặt tiêu cực”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận