OceanBank Chi nhánh Hải Phòng. Ảnh: TIẾN THẮNG.
Các chuyên gia cho rằng nhiều vụ mất tiền xảy ra thời gian qua có lý do là người gửi vì quá tin tưởng nhân viên ngân hàng nên không giao dịch gửi tiền đúng quy định, hoặc không thường xuyên kiểm tra số dư.
Gửi đúng quy trình
Chuyên gia Đinh Thế Hiển, khuyên rằng khi gửi tiền tại quầy, người gửi nên thực hiện nghiệp vụ gửi tiền đúng quy định.
Nghĩa là cần đích thân đến ngân hàng nộp tiền, ký các giấy nộp tiền, đủ các bước như giao dịch viên đưa sổ cho phụ trách ký, đóng dấu, giao sổ tiết kiệm cho người gửi.
Tại một số ngân hàng lớn, giao dịch viên làm giấy - nộp tiền - nhận sổ ở ba quầy khác nhau, quy trình qua 3 người độc lập, do vậy độ an toàn cao hơn.
Còn nếu muốn an toàn hơn nữa, thì có thể thực hiện bằng cách chuyển tiền từ tài khoản cá nhân của người gửi tiền đến cho ngân hàng gửi tiết kiệm.
Bằng cách này, hệ thống sẽ báo trên tin nhắn điện thoại đã chuyển tiền và đó chính là bằng chứng bạn đã nộp tiền cho ngân hàng.
Sau khi có sổ tiết kiệm thì bạn nên kiểm tra thông tin một lần nữa trên hệ thống Internet Banking để đối chiếu xem có đúng số tiền hay không.
Theo ông Hiển, trước đây đã từng xảy ra trường hợp người gửi tiền vì ham lãi suất ngoài, tin tưởng giao dịch viên nên đã đưa tiền cho giao dịch viên làm sổ (như trường hợp ) dẫn đến chuyện giao dịch viên lấy phôi thật làm sổ giả...
Trong khi nếu nộp tiền gửi đúng quy định thì khó có chuyện như ở Hải Phòng
Không ký sẵn chứng từ
Các chuyên gia khuyên rằng khi đi gửi tiền, người gửi không nên ký sẵn các chứng từ.
Sở dĩ phải nhắc điều này vì trên thực tế không ít khách hàng đồng ý ký sẵn hàng loạt chứng từ giao dịch vì tin tưởng giao dịch viên và để thuận tiện, đỡ mất thời gian cho các giao dịch nộp, rút tiền mặt hoặc do bận không thể đến ngân hàng vào ngày đáo hạn sổ.
Cách làm này lợi trước mắt nhưng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Chẳng hạn, cách đây chưa lâu có chuyện một tiền gửi tại một ngân hàng tại Việt Nam vì sổ tiết kiệm... đang được thế chấp vay hơn chục tỉ đồng.
Lý do là do vị khách này quá tin tưởng vào giám đốc phòng giao dịch nên đã ký sẵn vào chứng từ và giấy trắng.
Ngoài ra, khi gửi tiền, bạn cũng nên đến thẳng ngân hàng chứ không nên nghe lời "dụ dỗ" là quen biết với ngân hàng có thể gửi lãi cao hơn để thông qua người đó gửi tiền.
Cũng mới đây thôi đã xảy ra vụ 9 khách hàng tại Lào Cai nhờ một người tên Lê Thị Huệ gửi tiết kiệm hàng chục tỉ đồng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Cam Đường (Lào Cai) chỉ vì nghe lời dụ dỗ là có quan hệ với ngân hàng và có thể gửi tiền hưởng lãi suất cao hơn nhiều lần mức niêm yết.
Sau khi chiếm được lòng tin của những người này, Huệ đã yêu cầu họ ký trước vào giấy nộp tiền.
Số tiền Huệ huy động của mỗi người lên tới hàng chục tỉ đồng, nhưng số tiền Huệ mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng chỉ 1 triệu đồng/sổ.
Sự việc chỉ vỡ lở khi một khách hàng tới chi nhánh ngân hàng để rút tiền và phát hiện tất cả các sổ tiết kiệm nhờ Huệ gửi tiền đều chỉ có 1 triệu đồng trong tài khoản.
Đã VIP thì đừng mở sổ ở cà phê
Người gửi là khách VIP thường nhận được lời mời: ngân hàng có thể mở sổ tại nhà, hay đến tận nơi đang làm việc, hay quán cà phê...
Hãy thận trọng!
Trường hợp này rất dễ phát sinh rủi ro nếu gặp phải nhân viên không trung thực, giao sổ tiết kiệm giả mạo hoặc sau đó không đưa tiền về kho quỹ, không nhập lên hệ thống…
Khi nhận sổ tiết kiệm, người gửi cũng cần kiểm tra họ tên, số tiền ghi trên sổ, thời hạn gửi, lãi suất, con dấu của ngân hàng, cũng như các chữ ký liên quan, thường gồm chữ ký nháy của giao dịch viên, kiểm soát viên và chữ ký của giám đốc ngân hàng.
Lúc này cũng nên sử dụng dịch vụ Internet Banking hoặc Mobile Banking để kiểm tra cũng như kịp thời theo dõi việc tăng giảm các khoản tiền gửi tiết kiệm.
Làm như thế, sẽ hạn chế được các "lỗi" như trường hợp xảy ra mới đây tại OceanBank chi nhánh Hải Phòng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận