Phóng to |
Tìm ý nghĩa cuộc sống qua các công việc có ích cho cộng đồng. Trong ảnh: Học sinh Trường THPT Long Khánh (Đồng Nai) tham gia ngày hội “Ước mơ của Thúy” tại TP.HCM - Ảnh: Hà Bình |
Nhiều cái chết không đáng có của bạn trẻ đã xảy ra trong thời gian gần đây. Phóng viên Tuổi Trẻ đã gặp TS Đinh Phương Duy - chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục TP.HCM - để nghe ông nhắn gửi những bạn đã và đang rơi vào bế tắc, có ý định tìm đến cái chết.
Tự tử là “mất giá”
Hãy tìm sự trợ giúp Đúng là đôi khi vượt qua sự bế tắc không dễ dàng. Nhưng bạn hãy tìm sự trợ giúp, đừng một mình giải quyết. Ai đó cũng được, hãy nói ra trăn trở của mình để nhận sự trợ giúp. Và đôi khi sự trợ giúp này sẽ giúp bạn lóe ra chút ánh sáng trong đường hầm tối thui. Bạn sẽ có quyết định của mình. Khi lâm vào tình trạng như vậy, hãy cố gắng có một sự trợ giúp, một sự trợ giúp sẽ làm bạn trở nên bớt yếu đuối hơn, có thêm một điểm tựa để níu kéo cuộc sống. |
TS Duy chia sẻ: Bạn tự tử là “mất giá” trong mắt mọi người rồi. Muôn đời sau người ta cũng không xem đó là hành vi anh hùng, không xem đó là hành vi cao thượng vì tự mình chối bỏ trách nhiệm của mình ở phía sau. Tự tử là hành vi yếu đuối chứ không phải mạnh mẽ. Mình hi sinh vì gia đình, bạn bè, đất nước mới là mạnh mẽ. Còn tự tử là tự mình tìm một lối thoát ích kỷ, lối thoát cho một mình bạn trong phút chốc rồi thôi. Nhưng sau đó để lại biết bao nhiêu gánh nặng cho cha mẹ, bạn bè và cho chính bạn.
Khi bạn “ra đi”, mọi người trong xã hội sẽ có những điều suy ngẫm. Tên của bạn, trường bạn đang học vì thế cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khi bất đồng với cha mẹ, bạn nghĩ cái chết của mình sẽ làm cho cha mẹ phải suy nghĩ lại. Nhưng chết rồi, bạn sẽ không còn cơ hội nhìn thấy sự thay đổi đó của cha mẹ. Cha mẹ nào cũng thương con, tuy nhiên có lẽ do điều kiện khó khăn hay phương pháp giáo dục không đúng gây tổn thương cho bạn. Bạn không còn, sẽ ảnh hưởng đến nhiều người trong gia đình như anh, em của bạn.
Đời còn dài, tương lai của bạn vẫn còn sáng nếu bạn cố gắng. Khi có ý định tự tử là bạn có nhận thức còn non nớt, không đủ kinh nghiệm xã hội để giải quyết. Nhận thức của bạn chưa tường minh và bị lúng túng, không đủ kỹ năng để kiềm chế cảm xúc. Bạn cho rằng cái chết là chỗ dựa, để chứng minh bạn không phải như bạn hiện nay. Nhưng bạn hãy nghĩ lại xem đó có phải là cách chứng minh tốt nhất hay không.
Phóng to |
TS Đinh Phương Duy - Ảnh: H.B. |
Hãy tội nghiệp cho cha mẹ mình
Bạn “ra đi” rồi sẽ để lại những niềm tiếc thương. Đặc biệt đó là sự tiếc thương của cha mẹ bạn. Bạn để lại cho cha mẹ sự triền miên lo lắng, nỗi ân hận suốt cả cuộc đời không lý giải được tại sao con mình lại như thế. Bạn nên tội nghiệp cho cha mẹ mình. Họ sẽ phải đối diện với dư luận xã hội, sự dằn vặt bên trong vì cho rằng mình có lỗi.
Bên cạnh đó, chắc chắn khi bạn tự tử, bạn bè của bạn sẽ hụt hẫng. Đặc biệt, bạn bè sẽ hoang mang và cảm thấy bất an. Bạn để lại nỗi ngậm ngùi cho chính người bạn của mình. Khi có ý định tự tử, chắc chắn có điều gì đó làm bạn bức xúc. Nhưng nếu hành động nông nổi, bạn sẽ để lại một cuộc sống mênh mông phía sau.
Tự tử, bạn không còn cơ hội chứng minh sự vô tội của mình nếu như bị oan ức. Bạn không còn cơ hội được chứng tỏ bản lĩnh của mình. Bạn cũng chẳng còn cơ hội để chứng minh sự vươn lên của mình sau những lỗi lầm vấp phải. Bạn học kém, tự tử rồi chẳng có cơ hội để chứng minh mình sẽ học tốt. Mình muốn chứng minh phải có thời gian. Còn tự tử, chẳng làm được gì cả và sẽ bị thua thiệt.
Có lẽ bạn cô đơn, lạc lõng không tìm được lối thoát và cho mình cơ hội vượt qua. Nhưng trước khi quyết định, bạn hãy nghĩ đến những điều trên.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận