, doanh nhân người Ấn, người mang văn hóa Ấn Độ du nhập vào nước Anh.
Sake Dean Mahomed sinh ngày 15-1-1759 tại Patna, Ấn Độ; mất năm 1851 tại Brighton, Anh. Khi Sake Dean Mahomed mang văn hóa quê hương Ấn Độ của mình du nhập vào Anh Quốc, qua đó tạo nên mối quan hệ sâu sắc hàng thế kỷ giữa hai quốc gia này, ông chỉ mới 25 tuổi.
Cuộc đời Sake Dean Mahomed có rất nhiều lần đầu tiên. Ông là tác giả sách người Ấn đầu tiên xuất bản sách ở nước Anh, và cũng là người đầu tiên mở nhà hàng Ấn Độ mang tên Hindoostane Coffee House tại London.
Nhà hàng của Sake Dean Mahomed tọa lạc tại quảng trường Portman, London, cung cấp trải nghiệm ẩm thực cao cấp vào năm 1810, theo sách Epicure’s Almanack, sách hướng dẫn nhà hàng nổi tiếng cho du khách đến Anh.
Ông Sake Dean Mahomed luôn đau đáu trong mình mong muốn phục vụ thức ăn Ấn Độ cho người Anh. Được biết, nhà hàng của ông rất được ưa thích bởi những người dân Anh quay trở về từ Ấn Độ. Tuy nhiên, nhà hàng đã phải đóng cửa vì phá sản chỉ hai năm sau đó.
Không nản lòng, Sake Dean Mahomed tiếp tục mở phòng tắm cao cấp mang tên Mahomed’s Baths nhắm đến đối tượng khách hàng thượng lưu, với nhiều cải tiến về cách làm dịch vụ.
Nhà tắm khai trương tại Brighton, cung cấp nhiều liệu pháp massage trị liệu mà ông đặt tên là liệu pháp "shampooing", một từ gốc Hindi có nghĩa là massage đầu.
Tắm hơi bằng thảo dược và các kỹ thuật xoa bóp trị liệu sau đó đã nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của gia đình hoàng gia Anh, bao gồm Vua George IV của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland và người kế vị William IV.
Vào năm 1822, Sake Dean Mahomed xuất bản sách với nhan đề "Massage đầu và lợi ích từ việc sử dụng tắm hơi trị liệu của Ấn Độ". Từ đó ông được mọi người đặt biệt danh "Bác sĩ gội đầu ở Brighton".
Cuốn sách bán đắt như tôm tươi. Sake Dean Mahomed nổi tiếng đến mức được bảo tàng Brighton treo chân dung nhằm tri ân những đóng góp của ông cho văn hóa hai nước Ấn Độ và Anh quốc vào đầu thế kỷ 19.
"Sake Dean Mahomed là một người đàn ông tài năng, một doanh nhân nổi tiếng vì công trạng xây dựng cầu nối văn hóa Ấn Độ và Anh quốc", Google tiết lộ lý do tri ân ông trên trang chủ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận