TTCT - Những khuôn mặt cần lao đến họp chợ sớm. Họ bày ra phản hàng tạ thịt lợn còn nóng hổi, tay ai cũng phăm phăm dao sắc để phân loại thịt và xương. Phóng to Kế bên là chị hàng xén đã bày đủ các hàng phẩm để khách vào cứ thế lựa chọn. Ngoài cổng chợ, hàng rau tỉ mẩn nhặt nhạnh từng mớ rau xếp lên kệ cho ngăn nắp. Chợ sớm nơi thị trấn Ngọc Hồi (Kon Tum) có nhuốm thêm sương mai dày đặc, cái lạnh cao nguyên, tâm thế mưu sinh thật thà và thẳng thắn của cư dân nơi đây. Những đồng tiền bắt đầu luân chuyển trong chợ. Người mua kẻ bán trao đổi nhanh chóng, chính xác ở giá cả và số lượng, cân nặng. Không có tiếng mặc cả chan chát. Không có nói thách một tấc đến tận trời. Không có cảnh mua tranh bán cướp. Có cảm giác như chợ là nơi gian manh không tồn tại. Có những đôi mắt Xê Đăng đi chợ nhiều ngơ ngác. Họ không lẹ nhanh, sắc sảo để đối đáp khi trao đổi hàng hóa. Họ nói ít, nhìn nhiều. Họ cầm tiền sau khi đã ôm con gà vào lòng rồi đưa cho người mua. Họ xếp gùi lá chuối cho bà hàng xén rồi âm thầm đi về phía rừng. Họ lặng lẽ nhường đường cho bao chuyến xe máy leo lên dốc có vẻ gấp gáp. Đôi dép dưới đôi chân người đi mòn vẹt, dính bết đất đỏ bazan. Chợ đông người. Không biết từ khi nào có những cô gái mang gùi đi loanh quanh trong chợ. Không bán, không mua, chỉ lượm nhặt. Nhìn những khuôn mặt lem nhem, tóc vàng cháy nắng, không ai nỡ từ chối cho đi một vài thứ. Nắm cơm từ tay một chị y tá khoác áo blouse đưa cho từng người, kèm theo câu nói dễ thương: “Em ơi, lại đây chị cho cơm”. Tay đỡ lấy bao nhiêu nắm cơm, các cô gái chỉ bẽn lẽn cười. Chị y tá cũng cười. Nụ cười làm ấm áp cái nhìn của một khách lạ lần đầu đến Ngọc Hồi - là tôi. Bất chợt mưa rào đi ngang qua núi làm ướt rẫy cà phê, ướt chợ. Nghĩ đến cái bếp sớm mai và nồi cơm đơm thêm bát gạo nơi nhà trọ của cô y tá được nấu bằng lửa ấm. “Hạt gạo biết thương con người lúc đói mà”, chị y tá nói vậy khi tôi bắt chuyện “cơm nóng ơi, còn không xin một nắm”. Bỗng thấy những gói cơm đang cùng các cô gái chạy tất tả trú mưa hồn nhiên và căng tràn tình người trong lặng lẽ. Mềm cả bêtông! - Nếu cô thích trồng cây, tui cắt cành cho cô. Chỉ một chút đất thôi, cô sẽ có cái cửa sổ đầy dây leo. Tui có thể tưới giùm nếu cô đi mần xa. Bà cụ trịnh trọng giới thiệu. Thậm chí, bà còn tỉ mỉ lôi chậu trầu bà khỏi giàn, chỉ cho tôi xem cặn kẽ dây trầu này có thể sống dễ dàng đến mức nào, trong cả bình nước và chậu cây có đất. Chỉ vẽ xong đâu đấy, bà trịnh trọng treo dây trầu bà lên, nhẹ tay xếp dây leo của nó lên cửa sổ. - Nếu tui có thể rủ hết dãy nhà mình cùng trồng dây leo sẽ rất là xanh và mát đấy! Cái mắt kiếng của bà trễ xuống, mắt vui long lanh. Bà lão tận miệt Bến Tre này đã có cách “chế tạo” cái chung cư bêtông ngột ngạt của chúng tôi thành miệt đồng xanh tươi của bà. Bà vừa xịt nước cho cây vừa hát. Tôi bỗng thấy mềm cả bêtông, chắc phải trồng trầu bà mới được! MÈO BÉO (TP.HCM) NTTCT cảm ơn các bạn: Nguyễn Thị Bích Ngân, Hải Yến, Lâm Minh Trang, Lê Ngọc Hạnh, Đỗ Phi, Vũ Thúy Hạnh, Hải Yến... đã gửi bài viết cho mục Nhật ký thành phố. Mọi thư từ, bài vở cộng tác mục này xin gửi: [email protected], mục Nhật ký thành phố. Tags: Nhật ký thành phốBêtôngGói cơm
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Nhiều người ở TP.HCM bắt đầu đi làm, đi học bằng metro CHÂU TUẤN 23/12/2024 Từ sáng đến trưa 23-12, không ít người dân ở TP.HCM cho biết đây là lần đầu tiên dùng metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên để đi làm.
Panama đáp trả ông Trump về đe dọa 'đòi lại' kênh đào THANH HIỀN 23/12/2024 "Mỗi mét vuông của kênh đào Panama và các khu vực lân cận đều thuộc về Panama và sẽ tiếp tục thuộc về Panama".
Hàng loạt đại học phát cảnh báo chiêu lừa đảo học bổng, giảm học phí cho sinh viên MINH GIẢNG 23/12/2024 Hàng loạt trường đại học phát cảnh báo chiêu trò lừa đảo sinh viên về học bổng, giảm học phí khi chuyển khoản cho cá nhân.
Nên 'bêu' tên người xả rác bừa bãi như cách làm của người Nhật? THANH NY 23/12/2024 Để trị 'bệnh' xả rác bừa bãi, hãy học người Nhật cách xử lý người thiếu ý thức nơi công cộng.