Các ăn mừng Lễ hội Sắc màu Holi, phá tan quan niệm bất công ở Ấn Độ - Video: AFP
Trong tín ngưỡng Hindu, các góa phụ được cho là vận xui trong gia đình, và thường bị cấm xuất hiện trong Lễ hội Mùa xuân hay Lễ hội Màu sắc Holi. Kể từ năm 2012, Tổ chức Quốc tế Sulabh đã bắt đầu tổ chức ăn mừng ngày lễ lớn này cho họ - Ảnh: REUTERS
Ngày 27-1, các góa phụ được ăn mừng tại đền thờ Gopinath, thuộc thị trấn Vrindavan - một nơi thiêng liêng nằm ở phía Bắc Ấn Độ - Ảnh: REUTERS
Thị trấn Vrindavan được cho là nơi thần Krishna của đạo Hindu đã lớn lên. Địa điểm này mang lại ý nghĩa tâm linh quan trọng cho việc tổ chức lễ hội, phá vỡ quan niệm lạc hậu về các góa phụ - Ảnh: REUTERS
Đây là năm thứ 6 hoạt động này được tổ chức. Trong lễ hội, mọi người sẽ cùng tung cánh hoa và bột màu thảo mộc 'gulaal' để ăn mừng - Ảnh: REUTERS
Các góa phụ ăn mừng sớm hơn lễ hội chính thức 3 ngày. Lễ hội Holi tại Ấn Độ sẽ kéo dài từ chiều ngày 1-3 đến hết ngày 2-3 - Ảnh: REUTERS
Một đoàn sari trắng toát túa ra sân của đền thờ và bắt đầu quay cuồng trong vũ điệu của bột màu và cánh hoa - Ảnh: REUTERS
Ông Bindeshwar Pathak, người sáng lập Sulabh, cho biết một số góa phụ đã đến buộc sợi chỉ thiêng Rakhi vào tay Thủ tướng Modi trong Lễ Anh Em Raksha Bandhan, trong những năm gần đây - Ảnh: REUTERS
Giống như những màu sắc rực rỡ của lễ Holi, các nhà hoạt động nhân quyền hy vọng hoạt động này sẽ góp thêm niềm vui vào cuộc sống của các góa phụ. Những người phụ nữ này bị buộc sống một cuộc đời tù túng, bị người thân ghẻ lạnh sau khi chồng họ qua đời - Ảnh: REUTERS
1.6000 kg cánh hoa và 1.600 kg gulaal đã được tung lên trong ngày vui này - Ảnh: REUTERS
Các góa phụ cởi bỏ bộ dạng sầu não thường ngày, cùng nhau rắc bột màu, nhảy múa và hát những bài ca truyền thống của Ấn Độ - Ảnh: REUTERS
5 góa phụ tại đây đã đến thăm Tổng thống Narendra Modi vào ngày 28-2, đúng vào Lễ hội Sắc màu Holi - Ảnh: REUTERS
Họ mang theo 11 bình đất chứa 'gulaal', và nhiều loại bánh ngọt khác đến cho “người anh em” này của mình. Cụ bà 95 tuổi Manu Ghosh giải thích các góa phụ ở đây gọi ngài Thủ tướng là ‘Modiji’ và coi ông như người anh lớn - Ảnh: REUTERS
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận