Nhà thơ Mỹ Frederick Seidel viết bài thơ “Cây dừa” với những dòng thơ, tạm dịch, sau:
Trái dừa rơi tõm vào đầu
Từ trên cao đủ để chầu diêm vương
Dừa có thể mọc cao 30m, tán lá dài 4-6 mét và mỗi năm cho tối đa 75 quả, nhưng phổ biến nhất là dưới 30. Trái dừa nặng chừng 1,4 kg nhưng có giống có thể có trọng lượng tới 3, 4kg.
Cây dừa xuất hiện trên 80 quốc gia trên thế giới, với sản lượng hơn 60 triệu tấn một năm.
Dừa ở đảo Bali còn làm thắng cảnh và xích đu khổng lồ, thân thẳng thớm vút cao.
Theo một nghiên cứu năm 1984 “Chất thương do quả dừa rơi xuống gây ra” của TS. Peter Barss, tin đồn thổi về số người bị thiệt mạng do quả dừa… tăng đột biến.
Trong nghiên cứu, Bars quan sát rằng ở Papua New Guinea nơi ông sinh sống, trong 4 năm, có 2.5% ca sang chấn gây ra do dừa rơi trúng và xảy ra hai trường hợp tử vong cách nhau nhiều năm. Trong khi đó, theo “truyền thuyết đô thị”, hàng năm vẫn có “dăm ba” người chết do quả dừa.
Sang năm 2002, nhằm thúc đẩy công cuộc kinh doanh bảo hiểm, Viện Nghiên cứu Cá mập tung ra một thông cáo báo chí của Club Travel, công ty bảo hiểm đặt tại Anh, cho rằng dừa “nguy hiểm hơn cá mập những… 10 lần.” Khi chuyên gia trái ngành đá trái sân, sự hùng hồn càng tỏ ra… khó đỡ, khi ông cho rằng mỗi năm có 150 người chết vì dừa – trong khi số người chết vì cá mập hàng năm chỉ là… 5.
Cũng năm 2002, quan chức Queensland quyết định trốc hết cây dừa trồng trên bãi biển – có tờ báo còn gọi dừa là “trái cây chết người” ăn theo ít lâu sau đó.
Năm 2012, Barss nhận giải Ig Nobel, giải phản-Nobel, vào danh mục những nghiên cứu không thể và không nên tái lập.
Năm 2010, chính phủ Ấn Độ thậm chí còn “hào hứng” dỡ bỏ cây dừa trồng tại bảo tàng Gandhi, thành phố Mumbai, Ấn Độ, vì sợ dừa sẽ rơi xuống đầu Tổng thống Obama đang viếng thăm.
Rải rác các năm sau đó, vẫn có những bài báo lặp đi lặp những cái chết giật gân xoay quanh cây dừa, hoặc không, về tỉ lệ chết người hoàn toàn… cảm tính ở trên.
Năm 1973, một bé gái hai tuổi bị dừa rơi trúng trong một buổi picnic tại Trung tâm hải dương Kapiolani, Hawaii. Một chùm dừa 57 trái rơi xuống trúng cả nhà.
Xa xưa hơn, năm 1777, Vua Tetui của tộc Mangaia, đảo Cook, có một thiếp bị “quả xanh rơi trúng” nên qua đời. Năm 1833, có bốn người chết vì bị dừa rơi trúng vào đầu ở đảo Ceylon. Năm 1943, một lính thủy quân Mỹ bị dừa rơi xuống đầu trong lúc ngủ và qua đời khi đóng quân tại đảo Guadalcanal, quần đảo Solomon, Nam Mỹ.
Những cái chết khác gián tiếp liên quan tới trái dừa "tội nghiệp" bao gồm:
- Năm 1923, tại New Castle, bang Pennsylvania, một người dùng báng súng để bổ dừa và bị… đạn lạc trúng bụng.
- Thập niên 30, một học sinh ở Ấn Độ bị giết bởi một trái dừa “thần”. Em qua đời vì bị sốt cao, hôn mê, chỉ một giờ sau khi chạm vào một quả dừa có biểu tượng tôn giáo nanam. Học sinh bị bắt ép phải chạm quả dừa “thần” để trừng trị ai trót dám trộm một quyển sách về nhà.
- Năm 1944, quân Nhật dùng bom quả dừa (thuốc nổ chứa bên trong) để chống trả quân Mỹ tấn công đảo Leyte, Philippines.
- Cùng vài trường hợp dừa bị trốc gốc do gió bão, sóng thần, hoặc rơi xuống đè chết người ở các nơi.
- Năm 1956, thành phố Miami, Mỹ, phải chi 300 đôla cho một phụ nữ bị dừa rơi trúng ngón chân – bà nhận tiền vì lỗi của chính phủ thấy dừa đã nâu mà không chịu… hái.
- Trong trò điện tử Donkey Kong 3, nhân vật phản diện Donkey Kong ném quả dừa vào người chơi.
- Quả dừa tội nghiệp chẳng hãm hại ai, nhưng trong các tác phẩm truyền hình và điện ảnh vẫn thường đóng “vai ác”, như trong Cast Away của Tom Hanks, hay sitcom Hòn đảo Gilligan của Mỹ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận