Những chiếc lồng đèn mang nhiều hình thù ngộ nghĩnh xinh đẹp, những hình ngôi sao năm cánh, những đèn lồng với đủ sắc màu.
Những chiếc lồng đèn truyền thống phải trải qua rất nhiều công đoạn từ lựa tre, phơi, chẻ tre rồi dựng thành khung đến tô màu, vẽ họa tiết, điểm nhãn tạo hình thù ngộ nghĩnh trở nên sinh động. Tất cả công đoạn đó đều được làm thủ công bởi bàn tay tỉ mỉ của các nghệ nhân.
Với những bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân hơn 50 năm làng nghề Phú Bình còn nâng tầm khôi phục nghề làm lồng đèn Trung thu Báo Đáp xưa ở Nam Định trở thành nét văn hóa truyền thống.
Nghệ nhân Nguyễn Trọng Thành chia sẻ: "Những chiếc lồng đèn truyền thống sử dụng đèn cầy vẫn luôn mang lại cảm xúc, thể hiện một nét đẹp văn hóa khó phai của người Việt. Vì thế, đèn lồng truyền thống vẫn luôn là mặt hàng được ưa chuộng đối với trẻ con cũng như những người quan tâm đến các giá trị văn hóa, mỹ thuật".
Còn nghệ nhân Trọng Bình có thâm niên 50 năm tâm sự: "Gìn giữ mối nghề và dành nhiều thời gian cho việc phục chế lồng đèn xưa để lưu truyền cho con cháu".
Kế thừa nghề truyền thống của gia đình ở làng nghề Phú Bình, Nguyễn Thị Hồng Anh (26 tuổi) có niềm yêu thích đối với lồng đèn. Nghề làm lồng đèn của gia đình được duy trì qua 3 thế hệ. Ngày bé Hồng Anh được ông nội dạy làm đèn lồng từ những khâu đơn giản, dần dần thành thạo tất cả công đoạn để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
Những ngày cận Tết Trung thu, lồng đèn truyền thống Phú Bình được bày bán khắp nơi trong cả nước, từ TP.HCM trải dài ra tận Hà Nội. Riêng tại phố lồng đèn sầm uất trên đường Lương Nhữ Học, mỗi ngày đón hàng ngàn lượt khách đến mua lồng đèn và thưởng lãm những chiếc lồng đèn truyền thống.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận