TTCT - Thế hệ Z (sinh năm 1997-2012) tiếp cận nhiều thông tin về sống xanh, tuy vậy thực hành vẫn là chuyện "làm được bao nhiêu thì làm". Điều gì cản trở họ? Ảnh: NewsweekThế hệ Z (sinh năm 1997-2012) tiếp cận nhiều thông tin về sống xanh, tuy vậy thực hành vẫn là chuyện "làm được bao nhiêu thì làm". Điều gì cản trở họ?Một số khảo sát ở Mỹ, Anh và Việt Nam cho thấy so với các thế hệ trước, nhiều người trẻ khá vô tư, thừa hoài nghi nhưng thiếu hành động về giảm thiểu, tái sử dụng, phân loại và tái chế rác.Gen Z: Tái chế là cái chi chiNăm 2023, công ty nước uống đóng hộp Boxed Water khảo sát 1.016 người (đại diện cho cơ cấu dân số Mỹ) về nhận thức liên quan tới tái chế và tác động của nhựa dùng một lần. Kết quả cho thấy chỉ 5% người Mỹ tái chế nhựa thường xuyên, nhưng con số đó rất khác nhau giữa các thế hệ.Cuộc khảo sát phơi bày sự thật bất ngờ rằng thế hệ trẻ thờ ơ một cách đáng ngạc nhiên với tái chế. Mặc dù có tới 82% người trẻ "hơi" hoặc "rất" lo về tác động của đồ nhựa dùng một lần, chỉ 58% tích cực tái chế. Gen Z là nhóm tuổi ít tham gia tái chế nhất.Để so sánh, 67% các bác, các chú thế hệ Boomer (sinh từ năm 1946 - 1964) "thường xuyên" hoặc "luôn luôn" tái chế. Tỉ lệ này là 59% với Gen X (sinh từ năm 1965 - 1980), 50% với thế hệ Millennial (sinh từ năm 1981 - 1995) nhưng chỉ 44% người trong thế hệ Z "thường xuyên" hoặc "luôn luôn" tái chế.Nhưng điều gì khiến Gen Z thờ ơ? Chuyên gia về trị liệu tâm lý Pamela Jackson cho rằng có thể vì Gen Z không tin sự tham gia của mình vào các nỗ lực tái chế có thể mang lại tác động. Họ cũng có thể bực bội vì cảm thấy các doanh nghiệp dường như đang đổ trách nhiệm cứu hành tinh lên vai người tiêu dùng.Các rào cản hàng đầu khiến Gen Z chưa nhiệt tình tái chế, theo ghi nhận của khảo sát, gồm "thiếu tin tưởng" (43%) - cứ 10 người thì 4 người cho rằng bỏ rác nhựa vào thùng phân loại không có nghĩa là nó sẽ được tái chế; "bất tiện" (33%); và "nhầm lẫn về những loại có thể tái chế" (28%).Kavita Shah, phó giám đốc tiếp thị Boxed Water, cho rằng kết quả khảo sát cho thấy "những khoảng trống mà giáo dục và truyền thông có thể lấp đầy". Gen Z có thể bớt thờ ơ hơn nếu họ hiểu về suy thoái môi trường, về tỉ lệ tái chế đang giảm và ở mức cực kỳ thấp hiện nay. Cũng theo bà Shah, tốt nhất là nên giảm đáng kể tiêu thụ đồ nhựa dùng một lần bằng chính sách.Ai sống xanh hơn?Trước hết, hãy điểm qua tổng hợp các hành vi tiêu dùng và sinh hoạt khá thú vị của các thế hệ người Mỹ, ghi nhận trong khảo sát năm 2018 với 2.000 người.Về sử dụng nước: đứng đầu là Boomer, do thế hệ này tắm và chạy máy rửa chén ít nhất. Gen X tắm hơn bảy lần mỗi tuần. Millennial giặt ít đồ nhất và hầu như không bao giờ giặt quần jean.Về năng lượng: Boomer ít xem truyền hình và streaming nhất. Xét theo tiền hóa đơn, Gen X cao nhất, Millennial thấp nhất. Millennial được điểm cao nhất về chọn xe công cộng, trong khi thế hệ X vẫn trung thành với kiểu lái xe đi làm.Về tái chế: Millennial tích cực nhất trong các thế hệ về việc sử dụng túi có thể tái chế và thanh toán không tiền mặt. Boomer có tỉ lệ tái chế đồ điện tử, như điện thoại di động, cao trong khi Gen Z không có điểm trong phần khảo sát này.Về ăn uống: Millennial ít ăn thịt đỏ nhất, đứng đầu là Boomer. Thế hệ X và Boomer đứng đầu về việc ủ rác hữu cơ làm phân bón. Millennial lãng phí thực phẩm hàng đầu khi vứt bỏ gần 5 ký thực phẩm mỗi tuần.Tổng hợp lại các đầu mục, thế hệ X đứng chót về sống xanh với 2/17 tiêu chí. Millennial đạt 6/17 tiêu chí nhưng lãng phí thực phẩm và năng lượng khiến họ không thể đứng đầu. Thế hệ Boomer đạt 9/17 tiêu chí và nổi trội với những hành động cụ thể như tiết kiệm điện, có ý thức về thực phẩm, ủ phân hữu cơ và tái chế. Boomer chứng minh rằng quan tâm thực sự đến môi trường bắt đầu từ xây dựng và thực hành những thói quen tốt hằng ngày.Các khảo sát chỉ ra rằng "có ý thức" bảo vệ môi trường không nhất thiết chuyển thành "hành động" ủng hộ môi trường ở các nhóm tuổi. Gen Z Mỹ, dù lớn lên trong các lớp học có biển hiệu 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế), song hầu hết đều bối rối với hệ thống tái chế của nước này. Các quy tắc về phân loại rác được Gen Z Mỹ kêu là phức tạp.Ảnh: NewsweekTình hình cũng tương tự tại Anh. Nghiên cứu do công ty bao bì DS Smith tài trợ cho thấy 81% người trên 55 tuổi nói họ hiểu cách phân loại rác tái chế nhưng với Gen Z, con số này giảm xuống 66%. Gen Z đổ lỗi cho những khó khăn trong hướng dẫn tái chế ở Anh và mong muốn nhanh chóng cải cách để tái chế đơn giản hơn. Trong số này, 20% không rõ cách phân loại - thứ nào phải bỏ vào thùng nào, 16% cho rằng chính quyền địa phương không cung cấp đủ thùng rác và đa số cho rằng bao bì cần phải dán nhãn rõ ràng hơn để giúp phân biệt những gì có thể và không thể bỏ vào thùng tái chế.Ở Indonesia, một nghiên cứu với Gen Z về tái chế đồ nhựa dùng một lần đăng trên tạp chí Psychological Research on Urban Society năm 2023 cũng khuyến khích rằng để nâng cao kiến thức và thói quen tái chế, các cơ quan và tổ chức cần giải quyết các rào cản đang cản trở hoạt động tái chế nhựa sử dụng một lần, như đặt nhiều thùng tái chế ở những nơi công cộng. Lôi kéo những người có uy tín, sức ảnh hưởng ở địa phương tham gia nhiều hơn vào việc tổ chức các chiến dịch hoặc chương trình phổ biến sống xanh như trường học/khu phố không có rác nhựa hoặc đổi rác lấy nhu yếu phẩm/cây xanh.Tuy nhiên, không phải không có lý do mà Gen Z vẫn được tiếng là thế hệ tôn trọng và yêu chuộng các giá trị bền vững. Theo khảo sát, đại đa số người mua sắm thuộc thế hệ Z thích mua các thương hiệu bền vững và sẵn sàng chi thêm 10% cho các sản phẩm bền vững. Thế hệ Z cùng với Millennial có nhiều khả năng đưa ra quyết định mua hàng dựa trên các giá trị và nguyên tắc (cá nhân, xã hội và môi trường) nhất.Mới đây, trang Wgsn chuyên dự báo về xu hướng của người tiêu dùng cho biết có tới 40% Gen Z chuộng mua quần áo cũ và bán lại đồ cũ của mình khi không còn nhu cầu sử dụng. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, Gen Z sẵn sàng mua các sản phẩm thân thiện với môi trường thay vì chạy theo thương hiệu.Lý do chính khiến họ không hoặc chưa có lối sống thân thiện với môi trường hơn là do lối sống này quá tốn kém hoặc không đủ thông tin. Đô thị nhanh mà sống xanh chậmTheo báo cáo Phân loại rác thải tại Việt Nam, do Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) và TGM Research thực hiện và công bố hồi cuối tháng 6, 15-24 là nhóm tuổi thể hiện ít sự quan tâm nhất tới các vấn đề về môi trường. 40% người trong độ tuổi này thừa nhận rằng họ không thực sự ý thức về những tác động của suy thoái môi trường tại nơi mình sinh sống. Điều này dẫn đến tỉ lệ tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như phân loại rác thải tương đối thấp.Trong khi 87% người được khảo sát ở tất cả các nhóm nhân khẩu học đều biết đến nguyên tắc 3R, con số này lại thấp hơn đáng kể ở nhóm tuổi 15-24 (26% chưa từng nghe, khoảng 50% chỉ tiếp xúc một cách thụ động về khái niệm này). Khảo sát cũng cho thấy thực tế, mức độ nhận thức về các vấn đề môi trường ở nhóm tuổi này dừng lại ở mức ý thức chứ chưa có hành động cụ thể. Dù bày tỏ sự ủng hộ cho việc phân loại rác tại nguồn, chỉ 34% nhóm tuổi này thực sự thực hiện việc này tại nhà.Bảo Nguyễn, 27 tuổi, chuyên viên cao cấp marketing đang làm việc tại quận 1 (TP.HCM), nói với Tuổi Trẻ Cuối Tuần: "Sống xanh rất tốt nhưng vì chưa có sự đồng bộ từ các quy định, quy chế nên mọi thứ chỉ phong trào là chính. Vì không đồng bộ nên cá nhân áp dụng thì rất bất tiện, chưa kể chi phí cho các sản phẩm thân thiện môi trường thường khá cao so với mặt bằng sản phẩm tương tự, cũng là rào cản cho thói quen sống xanh".Tố Linh, 19 tuổi, sinh viên một trường đại học tại TP.HCM, kể ở chung cư nơi cô sống, phong trào gom rác đổi cây hay góp pin đổi mỹ phẩm thường xuyên được tổ chức, song cái cần ngay trước mắt là phân loại rác hằng ngày thì lại không phổ biến. Cư dân quăng nguyên túi rác đủ loại vào thang rác. Linh phân loại rác của mình xong cũng phải vứt chung một chỗ, xem như vô nghĩa.Tuy vậy, nhiều bạn trẻ vẫn kiên trì thực hành lối sống xanh theo hướng "đổi thay từ điều nhỏ nhất" để hình thành thói quen. Bảo Thy, 22 tuổi, cho biết cô đã bắt đầu cắt lượng đồ nhựa hằng ngày bằng cách mang túi vải cá nhân, hộp đựng đồ riêng, mỹ phẩm cũng ưu tiên các loại thuần chay. Trường hợp phải sử dụng túi ni lông hay ly nhựa, cô cố gắng kéo dài tuổi thọ của đồ dùng bằng cách tái sử dụng chúng như trồng cây, làm túi đựng rác, đồ trang trí trong nhà. Cô nói bản thân có thể thực hành sống xanh được cũng nhờ được sự đồng hành của người thân và đồng nghiệp.Đem ly cá nhân đến mua trà sữa, cà phê ở một số cửa hàng được giảm 2.000 đồng cũng khuyến khích Quỳnh Như, nhân viên nghiên cứu thị trường 23 tuổi và các bạn trẻ như cô tiết kiệm tiền và sống xanh trong thời kinh tế khó khăn. "Mình cố gắng trong khả năng của mình, nhưng sống và làm việc trong một tập thể khó tránh được những tình huống bất khả kháng, chẳng hạn văn phòng mình hay cùng nhau đặt đồ ăn xế nên rất khó né đồ nhựa dùng một lần. Nhiều thương hiệu chuyển sang sử dụng ly giấy mà ống hút và nắp ly vẫn là nhựa, túi ni lông thì cũng đành chịu" - Như nói.Ngọc Khanh Chuyên mục Việt Nam Xanh được thực hiện với sự đồng hành của PRO VIỆT NAM. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Việt Nam xanh Tiếp theo Tags: Sống xanhThế hệ trẻGen ZPhân loại rácTái chế
Khách đông kín sân bay Tân Sơn Nhất, đứng nằm ngồi vật vã, xếp hàng dài vô tận CÔNG TRUNG 24/01/2025 Chen chúc, nhích từng chút để chờ làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất. Bên trong nhà ga khan ghế ngồi, khách nằm vật vạ dưới đất để chờ hãng thông báo giờ bay mới sau nhiều giờ chậm chuyến (delay).
Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng: Quẫn trí, suy sụp nhưng muốn cảm ơn cả xã hội đã quan tâm THÁI BÁ DŨNG 25/01/2025 Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng nói tới thời điểm này, cả gia đình vẫn không ai tưởng tượng lại được quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ như vậy.
Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1 HỒNG HÀ 24/01/2025 Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều 24-1 tại Hà Nội.
Ùn ứ trên quốc lộ 1, xe cộ nhích từng chút thành vệt sáng dài giữa đêm NGUYỄN HOÀNG 24/01/2025 Khuya 24-1, tuyến quốc lộ 1 (đoạn qua thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) ùn ứ kéo dài, xe cộ khó khăn nhích từng chút một.