Cà phê bệt, cà phê vỉa hè là một nét văn hóa rất riêng
Nét văn hóa cà phê đang dần bị người trẻ quên lãng
Kỷ nguyên 4.0 cùng sức mạnh của công nghệ kết nối đang tác động lớn lên các thói quen sinh hoạt của con người, đặc biệt là giới trẻ.
Trong đó, nhu cầu vui chơi, giải trí, tụ tập bạn bè, mua sắm của người trẻ cũng thay đổi chóng mặt. Chỉ cần một cú chạm nhẹ trên màn hình smartphone, người trẻ có thể đặt hàng dễ dàng đồ ăn, thức uống giao tận nơi.
Khi ra ngoài gặp gỡ bạn bè, họ cũng ưu tiên các địa điểm tụ tập là quán xá với background đẹp để tiện chụp ảnh "sống ảo".
Cuộc sống người trẻ đô thị càng ngày càng sôi động hơn thì những giá trị cũ càng có nguy cơ bị quên lãng.
Với người Sài Gòn, cà phê bệt, cà phê vỉa hè là một nét văn hóa rất riêng. Là thứ đồ uống đặc trưng cho mọi người dân, cà phê hiện diện trong mọi ngõ ngách, con đường, trong những câu chuyện của người dân Sài Gòn.
Một ly cà phê sữa đá đủ hứng khởi để bắt đầu một ngày lao động mới. Bạn bè gặp nhau nơi quán cóc, bên ly cà phê là những câu chuyện bất tận về cuộc sống.
Tiếng rao cà phê dạo ăn sâu vào tâm trí mỗi người dân phương Nam. Có một thời, quanh khu vực nhà thờ Đức Bà, người trẻ tìm đến thú vui cà phê bệt, chỉ cần ly cà phê và một tấm bìa là đủ để mua được niềm vui giữa trưa hè nắng hay những buổi tối mát lộng.
Có nhiều lý do để người trẻ "lãng quên" cà phê vỉa hè, cà phê bình dân.
Thời gian làm việc bận rộn khiến họ ưu tiên ly cà phê take away mang đi hay các đồ uống bổ dưỡng khác. Các dịp tụ tập bạn bè, những quán cà phê mát lạnh, view đẹp được ưu tiên. Bản thân người trẻ cũng "hồ nghi" về chất lượng các loại cà phê được bán ngoài đường sẽ chứa nhiều tạp chất, không tốt cho sức khỏe.
Laha - giữ nét văn hóa cà phê bình dân mà vẫn "chất"
Trong bối cảnh cà phê dần "thất thế" trước các loại đồ uống khác, có một thương hiệu vẫn âm thầm mang tới những ly cà phê chất lượng nhất, sạch nhất từ vườn trồng tới tận tay người tiêu dùng.
Thương hiệu đó mang tên Laha - xuất xứ từ cái tên Lâm Hà, vùng nguyên liệu mang tới những hạt cà phê chất lượng nhất.
Ngay từ khâu chọn nguyên liệu, anh Hoàng Việt - CEO Laha Coffee - đã nhận thấy rằng người nông dân khi thu hoạch thường tuốt cà phê cả chùm, dẫn tới lẫn những hạt xanh làm ảnh hưởng tới chất lượng nguyên liệu.
Tại trang trại Laha và các trang trại được liên kết, người nông dân chỉ hái những hạt cà phê chín, phơi và rang vừa.
Hạt cà phê được sơ chế kiểu mật ong - chỉ chọn những quả cà phê chín mọng, bóc vỏ, khâu sơ chế để giữ lại nguyên vẹn lượng mật của trái cà phê trên vỏ lụa. Hạt được phơi trên giàn bằng nắng tự nhiên để mật của trái thấm vào trong, rút về độ ẩm chuẩn 11-12%.
Từng khởi nghiệp bằng việc bán cà phê dạo, anh Hoàng Việt cũng hiểu rõ văn hóa cà phê bình dân có tầm quan trọng thế nào với người Sài Gòn.
Bên cạnh đó, anh cũng nhận ra khách hàng sẽ yên tâm khi được chứng kiến những hạt cà phê nguyên chất được rang xay trực tiếp.
Từ ý tưởng đó, ở mỗi cửa hàng, Laha lựa chọn mô hình kiosk có máy cafe đặt bên ngoài để khách hàng có thể tận mắt chứng kiến những hạt cà phê chất lượng được xay và pha tại chỗ.
Bên cạnh đó, mô hình café kiosk linh động này đang len lỏi, phủ rộng đến mọi con đường và khu văn phòng. Đối tượng Laha phục vụ là khách hàng văn phòng trẻ tuổi, bận rộn và khó tính về cà phê, chỉ cần ghé ngang qua là có ly cà phê chất lượng.
Sau 7 năm hoạt động, thương hiệu cà phê Laha nhanh chóng phát triển, sở hữu hệ thống chuỗi cà phê gồm 80 chi nhánh tại TP.HCM, Đắk Lắk và Lâm Hà, trung bình có 25.000 ly cà phê được bán ra mỗi ngày.
Và hơn cả, người trẻ Sài Gòn sành cà phê đã có địa chỉ tin cậy để được tận hưởng một phong cách uống mới những ly cà phê pha máy vừa sạch vừa chất, vẫn giữ được nét đẹp văn hoá cà phê sáng của một loại đồ uống đã trở thành biểu tượng của thành phố.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận