Một bạn đọc
Trả lời:
Theo quy định tại điều 471 Bộ luật dân sự 2005: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Đồng thời, pháp luật hiện hành cũng không có quy định điều kiện phát sinh hiệu lực của hợp đồng vay tài sản là phải được công chứng, chứng thực. Do vậy, giấy viết tay về việc vay và cho vay số tiền 60 triệu đồng của bạn do bên vay viết là một văn bản hợp đồng vay tài sản.
Giấy vay nợ viết tay nêu trên hoàn toàn có giá trị pháp lý nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện về hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định tại điều 127 Bộ luật dân sự 2005 như sau: người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Theo quy định tại điều 427 Bộ luật dân sự 2005 và điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích của cá nhân bị xâm phạm. Trường hợp của bạn cho vay kể từ tháng 7-2009, thời hạn vay là sáu tháng, như vậy thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của bạn bị xâm phạm được xác định là tháng 1-2010. Thời hiệu khởi kiện vụ án là từ tháng 1-2010 đến tháng 1-2012, do đó bạn có quyền khởi kiện bên vay ra tòa án nhân dân cấp huyện (nơi người vay cư trú) để được xem xét giải quyết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận