17/11/2017 15:06 GMT+7

Giáo viên an tâm với nghề, giáo dục mới phát triển bền vững

HOÀNG HƯƠNG
HOÀNG HƯƠNG

TTO - "Giáo dục TP.HCM đang phát triển tốt nhưng chưa vững bền. Muốn chắc chắn phải có chế độ, chính sách cho giáo viên để họ an tâm với nghề".

Giáo viên an tâm với nghề, giáo dục mới phát triển bền vững - Ảnh 1.

Phó Bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM Tất Thành Cang (trái) trò chuyện với các đại biểu tại buổi gặp gỡ nhà giáo tiêu biểu nhân 35 năm ngày nhà giáo Việt Nam sáng 17-11 - Ảnh TỰ TRUNG

TS Huỳnh Công Minh - nguyên giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, đã phát biểu như thế tại buổi gặp gỡ của Thành ủy TP.HCM với các nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm 35 năm Ngày nhà giáo Việt Nam.

"Nhà giáo có sống được không? Sống được nhưng phải chạy vạy vất vả, phải dạy thêm. Người giáo viên muốn có cuộc sống an bình đúng nghĩa của một người thầy với đồng lương đủ sống, để học có điều kiện thăng hoa trên bục giảng", ông Minh chia sẻ.

Trong khi đó, Th.s Phan Văn Quang - phó trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Bình, phản ảnh: "Giáo viên ở TP.HCM đa số đều có trình độ cao nhưng khi tuyển dụng viên chức, nhà nước lại tính mức lương cho giáo viên theo bậc học mà giáo viên đó giảng dạy.

Ví dụ cùng có trình độ thạc sĩ nhưng mức lương của giáo viên tiểu học thấp hơn giáo viên trung học. Còn một điều bất hợp lý nữa là chế độ - chính sách cho chuyên viên, cán bộ cấp Phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT.

Các cán bộ, chuyên viên ở Sở, Phòng GD-ĐT hầu hết được điều động từ giáo viên giỏi, tâm huyết ở các trường về. Nhưng khi về Sở, Phòng thì mất hết phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên…rất thiệt thòi".

Người ta nói như thế này: đọc tương lai của một Quốc gia khi nhìn vào cách cư xử của nhà nước đối với ngành giáo dục; đọc tương lai của nền giáo dục khi nhìn vào cách cư xử đối với nhà giáo. Tôi xin dừng tại đây, để cách vị lãnh đạo và đồng nghiệp suy nghĩ"

TS Hồ Thiệu Hùng - nguyên giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM

Bà Nguyễn Thị Yến Thu - chủ tịch Hội cựu giáo chức TP.HCM, cũng nêu ý kiến: "Những nhà giáo đã về hưu, tức là đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người, phải được chăm lo chu đáo.

Thành ủy, UBND TP cần có chế độ chăm sóc các thầy cô về hưu - nhất là những thầy cô ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo, không có nhà ở, không con cái".

Tại buổi gặp, ông Tất Thành Cang - phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, trân trọng biểu dương tất cả những đóng góp của các thầy cô giáo đối với sự nghiệp phát triển của giáo dục TP.HCM trong suốt thời gian.

Ông Cang tiếp thu những ý kiến của các nhà giáo, chỉ đạo các ban, ngành liên quan đề xuất chế độ cho các nhà giáo hưu trí của TP, đồng thời nghiên cứu chế độ, chính sách để động viên nhà giáo yên tâm với nghề; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất - điều kiện dạy học…

Ngành GD-ĐT đang bị quá tải bởi các hội thi

Mỗi năm học có khoảng hơn 20 hội thi của các ngành, các cấp, gây áp lực rất lớn cho giáo viên. Tôi mong các ngành, các cấp hãy giảm bớt các hội thi. Ngay cả những Liên hoan cũng cần giảm bớt vì bản chất của nó cũng là hội thi.

Cô Phan Thị Mộng Thu, giáo viên Trường THCS Lữ Gia, Q.11

Giáo viên an tâm với nghề, giáo dục mới phát triển bền vững - Ảnh 4.

TS Huỳnh Công Minh - nguyên giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, phát biểu tại buổi gặp gỡ nhà giáo tiêu biểu sáng 17-11 - Ảnh TỰ TRUNG

Giáo viên an tâm với nghề, giáo dục mới phát triển bền vững - Ảnh 5.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong (thứ hai từ trái sang) trò chuyện với các đại biểu tại buổi gặp gỡ nhà giáo tiêu biểu nhân 35 năm ngày nhà giáo Việt Nam - Ảnh: TỰ TRUNG

Giáo viên an tâm với nghề, giáo dục mới phát triển bền vững - Ảnh 6.

Phó Bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM Tất Thành Cang trò chuyện với GS.TS Cao Minh Thì - nguyên giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM tại buổi gặp gỡ nhà giáo tiêu biểu sáng 17-11 - Ảnh: TỰ TRUNG

Giáo viên an tâm với nghề, giáo dục mới phát triển bền vững - Ảnh 7.

Toàn cảnh buổi gặp gỡ nhà giáo tiêu biểu nhân 35 năm ngày nhà giáo Việt Nam với lãnh đạo TP.HCM sáng 17-11 - Ảnh: TỰ TRUNG

HOÀNG HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên