Chiến sĩ đồn biên phòng Hạnh Dịch và dân quân địa phương nhổ bỏ cây anh túc tại điểm cao 368 - Ảnh: CAO VĂN CẦM |
Chúng tôi vừa phá nhổ cây anh túc, vừa vận động quần chúng không tái phạm, vận động người nghiện hút bỏ hút. Lúc nào cũng phải tiến hành triệt để, bền bỉ các nhiệm vụ này |
Thượng tá PHẠM THANH MINH |
Nơi đây có nhiều xã nằm dọc biên giới giáp Lào, đa số là người Mông. Người Mông cả hai bên biên giới từ xưa đã có tập tục trồng và hút thuốc phiện. Nhưng gần đây đã có chuyển biến tích cực. Dù vậy, những người lính biên phòng vẫn không ngưng nghỉ.
Gian khổ và cam go
Mùa cây anh túc bắt đầu được gieo hạt từ tháng 10 năm trước, thu hoạch vào tháng 3 năm sau. Cho nên cứ sau tháng 11 hằng năm, lính biên phòng bắt đầu đi kiểm soát.
Chiến dịch rộ lên từ tháng 1 vì thời điểm này cây anh túc bắt đầu nở hoa tím ngắt hoặc trắng phau xen lẫn giữa màu xanh rau cải.
Thượng tá Trần Quang Trung - đồn trưởng đồn biên phòng Hạnh Dịch (huyện Quế Phong) - cho biết đồn vừa phát hiện, phá nhổ 50m2 cây anh túc người dân trồng xen lẫn rau cải ở trong rừng.
Đồn biên phòng Hạnh Dịch chịu trách nhiệm quản lý hai xã, trong đó có hai điểm mốc xa nhất là đỉnh cao 367, 368. Để đến các điểm này, chỉ ngồi xe máy được một giờ, còn lại đi bộ hai ngày ròng rã mới tới.
Đi tuần tra, kiểm soát không kể ngày nắng, đêm mưa. Đêm hạ trại, mắc võng, căng bạt ngủ giữa rừng, tiếng côn trùng vây rát mặt và sên vắt.
Nếu trời khô nóng thì phải tìm nơi gần khe suối hạ trại để có nước nấu cơm. Nếu trời mưa thì vị trí hạ trại được chọn nơi đồi, dốc và thường những bữa ăn hôm đó chỉ có mì gói hoặc lương khô do không nhóm được lửa.
“Nhưng cam go nhất là việc phá bỏ cây anh túc: nhiều nơi vừa phá bỏ thì dân bản lén lút gieo lại. Người lính biên phòng phải kiên nhẫn giành lại từng mét vuông đất rừng biên giới để làm sạch bóng cây anh túc” - đồn trưởng Trần Quang Trung nói.
Trong phần cam go nhất đó, gay nhất là phải đối mặt với những vạt rừng cây anh túc trải dài 20km ngoại biên phía bên kia do người Mông ở huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào) trồng lấn sang.
Gian nan là vậy nhưng thượng tá Trung xác định: “Với lính biên phòng thì rừng biên giới là nhà, mưa nắng là chuyện bình thường.
Việc tuần tra, phát hiện cây anh túc và kiên quyết nhổ bật gốc rễ từng cây là nhiệm vụ quan trọng của anh em chúng tôi. Gian khổ, cam go càng nhiều thì ý chí của cán bộ, chiến sĩ càng phải cao hơn để chế ngự nó, để giành lại từng tấc đất, để đất rừng biên giới sạch bóng cây anh túc”.
Cuộc chiến dai dẳng
Cây anh túc xuất hiện ở Quế Phong năm 1990, rộ lên năm 1991 với khoảng 10ha, tập trung tại tám bản người Mông ở xã Tri Lễ.
Sau khi có dự án xóa bỏ cây anh túc do Liên Hiệp Quốc (UNDCP) tài trợ, đồng loạt các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, biên phòng, công an và các đoàn thể vào cuộc nên tệ nạn này dần được xóa bỏ cho đến nay.
Nhưng tại thời điểm hiện tại, cây anh túc vẫn được lén lút tái trồng tại những vùng rừng hẻo lánh.
Ông Lê Văn Giáp, chủ tịch UBND huyện Quế Phong, nhận định: “Mũi chủ công vẫn là biên phòng, tiếp đến là công an, dân quân địa phương và cán bộ thôn bản.
Giải pháp của chúng tôi là phá bỏ triệt để, không được tái trồng cây anh túc dưới mọi hình thức. Cứ trước mỗi mùa cây anh túc là chiến dịch nối liền chiến dịch cho đến hết năm”.
Phần của chính quyền thì huyện giao các thôn bản bàn bạc với dân làm hương ước, cam kết không hút thuốc phiện, tiêm chích heroin, không tái trồng cây anh túc.
Nếu ai vi phạm sẽ bị phạt: trồng hàng trăm cây sẽ bị phạt hành chính; nhiều hơn, trồng hàng ngàn cây thì phải xử lý hình sự.
Chuyện còn lại được huyện Quế Phong xem là mấu chốt nhất để có thể chấm dứt cuộc chiến dai dẳng về vấn nạn tái trồng cây anh túc là tạo lập mô hình kinh tế giúp dân bản thoát nghèo.
Năm 2017, sau khi được huyện hỗ trợ, các xã trọng điểm về tái trồng cây anh túc đã xuất hiện mô hình người Mông trồng cây đào, chanh leo xuất khẩu, chăn nuôi gia trại và trang trại gia súc.
Theo ông Giáp, những mô hình kinh tế phù hợp với tập quán lao động của dân bản đã có sức thu hút lao động, có kết quả đáng ghi nhận về số lượng người nghiện ma túy trên địa bàn giảm hẳn. Từ 900 người nghiện năm 2015, đến nay Quế Phong giảm xuống còn 550 người.
Vẫn còn người nghiện bởi cuộc chiến chống cây thuốc phiện, giảm người nghiện là cuộc chiến dai dẳng.
Một bên trốn, một bên tìm Để truy tìm cây anh túc trên rừng biên giới, lính biên phòng phải ngụy trang như người dân vô rừng làm nghề sơn tràng, để vừa dễ thâm nhập vừa đảm bảo an toàn tính mạng. Theo thượng tá Trần Quang Trung, dân bản thường tìm những ngõ ngách dưới thung lũng sâu hoặc trên đỉnh núi cao để gieo cây anh túc xen lẫn vào rau cải. Xung quanh nương rẫy có cây anh túc được che chắn, bao bọc bởi những tầng cây dại cao hơn để tránh sự kiểm soát của biên phòng. Một bên trốn, một bên tìm nên gian nan càng chồng chất. |
Nóng hơn địa bàn Hạnh Dịch là tám bản người Mông ở xã Tri Lễ, huyện Quế Phong. Thượng tá Phạm Thanh Minh, đồn trưởng đồn biên phòng Tri Lễ, cho hay đồn ở cách trung tâm huyện 42km, cách đường biên 17km đi bộ. Tuần cao điểm, đồn tổ chức hai chuyến đi tuần tra, kiểm soát gồm biên phòng, công an, dân quân. Mỗi chuyến đi ba ngày. Bình thường mỗi tháng một chuyến đi. Sở dĩ địa bàn xã Tri Lễ nóng hơn hai xã Hạnh Dịch, Nậm Giải và nóng nhất huyện Quế Phong, theo thượng tá Minh, là do xã có tám bản có người Mông nghiện thuốc phiện và chuyên trồng cây anh túc để lấy nhựa hút. Từ đầu năm đến nay, đồn phát hiện, phá nhổ 80m2 cây anh túc tại ba khu vực thuộc bản Mường Lống, Huồi Xái 1 và Huồi Xái 2. Cách đây một tháng, đồn kết hợp lực lượng phòng chống ma túy Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh bắt hai đối tượng đang gùi 10kg thuốc phiện chui lủi trong rừng biên giới. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận