Đông đảo các nhà nghiên cứu tham dự Hội thảo Quốc tế Bảo tồn Di sản Văn hóa
Tại Hội thảo, TS.KTS Lê Vĩnh An đã báo cáo tham luận "Nguyên tắc phong thủy của Cố đô Huế - Tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô" và nhận được sự quan tâm rất lớn từ các đại biểu tham dự.
Bảo vệ và phát triển di sản văn hóa các nước lưu vực sông MêKông
Hiện tại, các nước lưu vực sông MêKông đang có rất nhiều các công trình kiến trúc giá trị cần được bảo tồn và bảo vệ để lưu giữ cho thế hệ sau. Tuy nhiên, việc xác định tiêu chí lựa chọn để bảo tồn công trình vẫn là những vấn đề chưa thực sự có lời giải thỏa đáng.
Bởi vậy, Hội thảo quốc tế "Phát triển sâu rộng mạng lưới bảo vệ và phát triển di sản văn hóa các nước lưu vực sông Mê Kông" do Viện Di sản thế giới của UNESCO, ĐH Công nghệ Mandalay phối hợp với Bộ Văn hóa & tôn giáo Myanmar cùng các đơn vị liên quan tổ chức đã được rất nhiều đại biểu quan tâm nhằm thu thập những ý kiến, đề xuất hữu ích nhất nhằm đưa ra giải pháp bảo tồn di sản cũng như hỗ trợ công tác quản lý vì lợi ích lâu dài đối với cộng đồng.
Tham dự hội thảo, giảng viên và sinh viên ĐH Duy Tân đã có 4 báo cáo với nội dung nghiên cứu về các vấn đề: Nguyên tắc phong thủy của Cố đô Huế, Tiếp biến văn hóa kiến trúc Việt - Chăm; Kiến trúc Hoàng Thành Huế; Nguyên lý quy hoạch mặt bằng tổng thể lăng của Hoàng đế Minh Mạng ở Huế.
Các tham luận đã giới thiệu những giá trị kiến trúc, văn hóa,... của Việt Nam đến với bè bạn quốc tế.
Với tham luận "Nguyên tắc phong thủy của Cố đô Huế - Tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô", TS. KTS. Lê Vĩnh An đã chia sẻ tới hội thảo các nguyên tắc phong thủy điển hình và độc đáo được áp dụng trong quy hoạch và xây dựng Cố đô Huế vào đầu thế kỷ 19 tại Việt Nam.
Thông qua việc phân tích nguyên lý quy hoạch đô thị, phương pháp thiết kế và xây dựng kinh đô Huế một cách quy mô, hài hòa về mặt thẩm mỹ kiến trúc, hữu dụng về công năng và phù hợp với môi trường sinh thái tự nhiên dựa trên các điều kiện địa lý thủy văn của Cố đô Huế, TS.KTS Lê Vĩnh An đã đề xuất một số giải pháp cho các kiến trúc sư trẻ và các nhà quản lý trong việc phát triển các đô thị thông minh, giúp giữ gìn bản sắc văn hóa kiến trúc của người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.
TS. KTS. Lê Vĩnh An (ngoài cùng bên trái) cùng các nhà nghiên cứu trên thế giới
Là sinh viên gửi báo cáo nghiên cứu đến hội thảo đồng thời lần đầu được tham dự một hội thảo mang tầm quốc tế, sinh viên Đỗ Minh An (khoa kiến trúc, ĐH Duy Tân) chia sẻ: "Tham dự hội thảo quốc tế về bảo vệ và phát triển di sản văn hóa các nước lưu vực sông MêKông đã giúp em và các bạn mở rộng thêm hiểu biết về những kiến trúc với giá trị di sản văn hóa vô cùng độc đáo, có tính thẩm mỹ cao và nhiều công năng tại những nước trong khu vực."
Nhiều kế hoạch hợp tác sẽ được triển khai trong tương lai
Tính đến thời điểm hiện tại, các đơn vị thành viên của Hiệp hội Bảo tồn di sản văn hóa các nước lưu vực sông MêKông đã nhận được sự bảo trợ học thuật và đào tạo của Viện Di sản văn hóa thế giới UNESCO, ĐH Waseda - Tokyo (Nhật Bản) bao gồm: ĐH Duy Tân (Việt Nam), ĐH Hoàng gia Silpakorn (Thái Lan), ĐH Công nghệ Madalay (Myanmar), ĐH quốc gia Viêng Chăn (Lào), và ĐH Norton (Campuchia).
Sau khoảng thời gian tìm hiểu và bàn bạc, các đơn vị thành viên đã cùng nhau lên kế hoạch mở rộng hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kiến trúc và du lịch di sản.
Thầy trò ĐH Duy Tân tham dự và báo cáo tại Hội thảo
Theo đó, các trường thành viên đã thống nhất thiết lập chương trình hợp tác đào tạo quốc tế bao gồm: cung cấp internship quốc tế hàng năm cho sinh viên Kiến trúc của các trường thành viên; đào tạo các học phần đồ án thiết kế kiến trúc cho sinh viên quốc tế;
Tổ chức workshop luân phiên giữa các trường thành viên về nội dung: bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển hệ thống di sản văn hóa thế giới UNESCO của các nước lưu vực sông MêKông cho giảng viên và sinh viên.
Thực sự, từ tháng 4-2019 vừa qua, ĐH Duy Tân (Việt Nam) và ĐH Hoàng gia Silpakorn (Thái Lan) đã ký văn bản hợp tác trao đổi giảng viên và sinh viên. Đồng thời, từ học kỳ II năm học 2019-2020, ĐH Công nghệ Mandalay (Myanmar) sẽ gởi 5 sinh viên đầu tiên thuộc ngành Kiến trúc sang làm thực tập sinh (interns) tại khoa Kiến trúc của ĐH Duy Tân trong thời gian 3 tháng với các nội dung đào tạo gồm: đồ án thiết kế kiến trúc dân dụng với chủ đề "Khách sạn cao cấp", hội thảo chuyên đề "Bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc di sản".
Những chủ đề đào tạo này đặc biệt thiết thực và hữu ích đối với sinh viên đang theo học ngành kiến trúc của các nước có di sản trong lưu vực sông MêKông như Myanmar (với khu di sản nổi tiếng Bagan, Mandalay), Thái Lan (Bangkok, Ayutthaya), Cambodia (Angkor Wat, Angkor Thom), Lào (Viêng Chăn, Luang Prabang) và Việt Nam (Huế, Hội An, Mỹ Sơn). Chương trình này sẽ tiếp tục được mở rộng đối với sinh viên các nước trong khu vực ở những giai đoạn tiếp theo.
Đào tạo những thế hệ kiến trúc sư lành nghề, có đủ kiến thức và kỹ năng để tham gia vào hoạt động bảo tồn và phát triển di sản kiến trúc đang là một trong những vấn đề rất cấp bách hiện nay. Do đó, sự kết nối giữa ĐH Duy Tân với các trường đại học thành viên của các nước lưu vực sông MêKông chắc chắn sẽ mang lại nhiều cơ hội tốt cho các sinh viên, các kiến trúc sư, các nghiên cứu viên đang tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến với sự cố vấn của các chuyên gia hàng đầu về mảng bảo tồn di sản văn hóa nói riêng và di sản kiến trúc nói chung.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về đào tạo Kiến trúc của ĐH Duy Tân tại đây: khoa Kiến trúc , khoa Đào tạo Quốc tế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
1 trong 500 Đại học tốt nhất châu Á năm 2020, theo QS ranking
Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ
Xếp thứ 3 trong 8 trường đại học của Việt Nam trên bảng xếp hạng URAP
Mọi chi tiết liên hệ Trung tâm tuyển sinh, ĐH Duy Tân: 254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
Đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294390 - 0905.294391.
Website: http://tuyensinh.duytan.edu.vn
Email: [email protected] - Facebook: tuyensinhDTU
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận