Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hoàng Đức Minh - cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục Bộ GD-ĐT- cho hay việc đánh giá được tiến hành dựa trên 3 tiêu chuẩn (với 21 tiêu chí): phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp (phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống); năng lực chuyên môn, nghiệp sư phạm (năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, học tập bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học); năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường (tầm nhìn chiến lược, phân tích và dự báo, tập hợp đoàn kết cán bộ, giảng viên và nhân viên, xây dựng hệ thống văn bản quản lý, tổ chức và nhân sự, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục, quản lý hoạt động đào tạo, tổ chức quản lý người học, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng và đăng ký kiểm định, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế, quản lý văn bằng, công tác tuyển sinh, trách nhiệm và quan hệ của nhà trường đối với gia đình, cộng đồng và xã hội).
Thực tế, việc triển khai thí điểm giảng viên đánh giá hiệu trưởng đã được Bộ GD-ĐT tổ chức từ năm 2012, nhưng kết quả một số tiêu chí thiên về định tính nên điểm thường được tuyệt đối. Do đó, trong năm 2013, việc đánh giá hiệu trưởng được thay đổi theo hướng các tiêu chí thiên về định tính sẽ không cho điểm mà xếp loại (đạt, chưa đạt).
“Việc cho điểm tập trung vào các tiêu chí định lượng, điều chỉnh số lượng tiêu chí sao cho sát với hoạt động chỉ đạo và quản lý của hiệu trưởng như xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch công bố từ đầu năm của mỗi hiệu trưởng... ”, ông Minh nhấn mạnh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận