Ngành thể thao Indonesia được một phen náo loạn khi Aprilia Manganang, tay đập lừng danh của tuyển bóng chuyền nữ Indonesia, được giới chức nước này xác nhận là nam sau các cuộc kiểm tra y tế.

Truyền thông xứ vạn đảo không ngần ngại mở cuộc công kích về thái dộ của các quan chức thể thao nước này. Vài tờ báo Indonesia còn cho rằng hành vi mà các quan chức bóng chuyền nước này đã làm là "bôi tro trát trấu" vào mặt ngành thể thao.
Điều này làm dấy lên khả năng Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á khác có thể kiện Indonesia vì các kết quả ở những kỳ SEA Games trước đó.
Sau khi truyền thông Indonesia đặt ra giả thuyết, nhiều "anh hùng bàn phím" đã vào trang cá nhân của Manganang buông lời chửi bới. Manganang giờ đã là soái ca, nhưng cũng không thoát khỏi búa rìu dư luận.
Cũng có luồng dư luận đứng ra bảo vệ Manganang. Họ cho rằng dù có nhiều nghi ngờ về giới tính của chủ công này, nhưng cuối năm 2015, Liên đoàn Bóng chuyền Thế giới (FIVB) đã chấp nhận cho Manganang thi đấu cùng tuyển nữ Indonesia.

Manganang từng cùng tuyển nữ Indonesia giành HCB SEA Games 2017, HCĐ SEA Games 2013 và 2015. Tháng 9/2020, VĐV này tuyên bố giải nghệ.
Chủ tịch Ủy ban Olympic Indonesia (KOI), ông Raja Sapta Oktohari cũng bày tỏ sự lo lắng về thái độ của các nước khác trong khu vực. Ông ngỏ ý sẽ sẵn sàng dàn xếp với các bên để làm êm xui mọi chuyện.
VĐV sinh năm 1992 từng là hung thần của các đội bóng chuyền nữ ở Đông Nam Á. Việt Nam là một trong những đội chịu thiệt nhiều nhất khi đối đầu với Manganang.
Điển hình như ở SEA Games 29, chính sự xuất sắc của Manganang đã giúp Indonesia giành tấm huy chương bạc nghẹt thở trước Việt Nam. Cuối cùng thì các cô gái của bóng chuyền Việt Nam đã thất bại trước chàng trai năm ấy.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận