Để cất được một “mẻ lưới” lớn như vậy, tổng Cục điều tra khủng bố và tội phạm có tổ chức Romania đã cùng phối hợp với cảnh sát nước này tiến hành 117 cuộc đột kích bất ngờ vào nhà riêng của những nghi phạm trên chín thành phố khác nhau. Các cuộc điều tra đều nhắm đến ba tổ chức tội phạm đã lộng hành từ 2009 đến nay. Theo các báo cáo ghi nhận được, ba băng nhóm này đã lừa đảo hơn 1000 người và gây ra thiệt hại lên đến 20 triệu USD.
Phóng to |
Chính quyền Romania đang mạnh tay hơn với những tổ chức lừa đảo trực tuyến. Ảnh: CNET |
Thủ đoạn của những kẻ lừa đảo này là đăng những tin rao vặt giả mạo về các mặt hàng như ô-tô, xe máy, tàu thuyền nhỏ, hàng điện tử - tiêu dùng và nhiều mặt hàng khác,… trên hai trang thương mại điện tử lớn eBay và Craiglist. Các giao dịch được thực hiện thông qua những tài khoản ở Mỹ, sử dụng danh tính giả hoặc đánh cắp.
Vì có dính đến Mỹ nên cục điều tra liên bang FBI cũng bắt tay hợp tác với cảnh sát Romania để vạch trần những tổ chức lừa đảo này. Vào tháng trước, chín đối tượng đã bị bắt vì bị tình nghi dính líu đến một băng nhóm lừa đảo các ngân hàng ở Mỹ, Canada, Australia và các nước Tây Âu. Trước đó, một tổ chức gồm 30 thành viên có hành vi lừa đảo viễn thông qua các thiết bị VoIP cũng đã bị cảnh sát Romania bắt giữ.
Người dùng rao hàng giả, eBay cũng phải chịu trách nhiệm
Theo đuổi vụ kiện eBay từ năm 2007 đến nay, hãng mỹ phẩm nổi tiếng L’Oreal cũng phần nào mãn nguyện khi Tòa án công lý liên minh châu Âu ra phán quyết về trách nhiệm của các trang rao vặt trực tuyến nếu người dùng đăng tin giả mạo hoặc buôn hàng giả.
Phóng to |
Theo L'Oreal, hơn 60% mỹ phẩm của hãng được rao bán trên eBay là hàng giả. Ảnh: Internet |
Cụ thể, những trang web kiểu như eBay phải đảm bảo việc kiểm soát chặt chẽ các thông tin về người dùng để hạn chế đến mức thấp nhất các biểu hiện gian lận thương mại. Nếu eBay không kịp thời phát hiện và dỡ bỏ những “mặt hàng có vấn đề”, họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Năm 2007, L’Oreal đã đâm đơn kiện eBay vì có đến 60% mỹ phẩm của hãng trên website này là hàng giả, gây thiệt hại cho khách hàng cũng như uy tín của công ty. Đến năm 2009, tại một phiên tòa trên đất Anh, L’Oreal đã thua kiện và eBay không hề phải chịu ràng buộc pháp lý cũng như trách nhiệm nào vì theo lí luận của eBay, hãng này chỉ “tạo môi trường thuận lợi cho người bán và kẻ mua thực hiện giao dịch với nhau”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận